Tôm chậm lớn, kém ăn là vấn đề phổ biến làm đau đầu nhiều bà con trong quá trình nuôi tôm thương phẩm. Hiện tượng này kéo dài thời gian nuôi, tăng hệ số thức ăn, chi phí đầu tư, giảm năng suất và hiệu quả kinh tế. Vậy nguyên nhân khiến tôm chậm lớn là gì và cách khắc phục ra sao? Hãy cùng Hóa chất tìm hiểu bài viết dưới đây để nắm rõ nhé!
Dấu hiệu nhận biết tôm chậm lớn
Để xác định chính xác nguyên nhân, bà con cần kết hợp quan sát các dấu hiệu trên với kiểm tra môi trường nước, cho ăn thử nghiệm và theo dõi sát tình trạng tôm hàng ngày. Từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, tránh tôm chậm lớn kéo dài. Sau đây là một số dấu hiệu nhận biết tôm chậm lớn
-
Tôm lột xác chậm, lượng lột vỏ ít
Trong quá trình phát triển, tôm cần lột xác định kỳ để tăng kích thước và trọng lượng. Nếu đến chu kỳ mà tôm vẫn chưa lột xác hoặc lột xác không đồng đều, lượng vỏ lột ít là dấu hiệu tôm chậm phát triển
-
Tôm bị óp thân, vỏ mỏng, mềm, nhăn hoặc gồ ghề
Một biểu hiện của tình trạng tôm thiếu dinh dưỡng là vỏ tôm mỏng, mềm. Vỏ tôm có màu sẫm, nhăn gồ ghề và các cơ không săn chắc, dễ gập. Điều này dẫn đến tôm chậm phát triển, giảm đề kháng và dễ sinh bệnh
-
Tôm không đều kích cỡ, có sự phân đàn lớn
Tôm ăn mạnh nhưng không tăng trưởng, có nhiều tôm bé (tôm ke). Đàn tôm không đồng đều kích cỡ, xuất hiện sự phân đàn lớn là dấu hiệu tôm chậm phát triển
-
Tôm bơi lờ đờ, tấp mé, nổi đầu
Tôm bơi lờ đờ, tấp bờ ao là biểu hiện tôm đang gặp vấn đề sức khỏe. Tôm nổi đầu cũng có thể là dấu hiệu tôm chậm phát triển hoặc môi trường ao bị nhiễm khí độc
Dấu hiệu tôm bị mềm vỏ
10 nguyên nhân tôm chậm lớn phổ biến nhất hiện nay
Dưới đây là 10 nguyên nhân phổ biến nhất khiến tôm chậm lớn hiện nay:
1. Chọn giống chưa tốt, con giống kém chất lượng
Hiện nay, nhu cầu thả nuôi tôm của bà con rất lớn nhưng nguồn cung cấp tôm giống chất lượng từ các cơ sở sản xuất uy tín lại có hạn. Nhiều người vì muốn tiết kiệm chi phí nên thường lấy nguồn tôm giống ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, không có thương hiệu trên thị trường.
Tuy nhiên, tôm giống ở các cơ sở này thường không được kiểm soát chất lượng, kiểm dịch nên chất lượng kém, không đảm bảo. Các cơ sở này hay dùng tôm mẹ khoảng 150 g/con hoặc ép tôm mẹ sinh sản nhiều lần bằng cách sử dụng các biện pháp kích thích hóa học, kháng sinh khiến con giống có sức tăng trưởng kém, khả năng miễn dịch thấp khi đưa vào ao nuôi.
2. Mật độ thả nuôi quá dày
Thả nuôi với mật độ quá dày sẽ khiến các chất dinh dưỡng cung cấp cho ao nuôi không đủ để tôm phát triển và lột xác, đây cũng là một trong những nguyên nhân gây chậm lớn ở tôm thẻ chân trắng. Do đó, mật độ thả nuôi cần được kiểm soát ở mức vừa phải, phù hợp với cơ sở hạ tầng và trình độ của người nuôi.
Mật độ thả nuôi cần được kiểm soát ở mức hợp lý
3. Thức ăn không đạt chất lượng
Một nguyên nhân khác khiến tôm chậm phát triển là việc sử dụng thức ăn kém chất lượng. Thức ăn ẩm mốc, không cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, khoáng cần thiết để tôm sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, cần chọn thức ăn đảm bảo đủ dưỡng chất, có thành phần công bố rõ ràng từ những nhà sản xuất uy tín trên thị trường. Đồng thời bảo quản thức ăn đúng cách để tránh bị ẩm mốc, mất chất lượng.
4. Khoáng chất và môi trường nước ao nuôi không tối ưu
Nếu trong ao nuôi mà yếu tố khoáng chất và độ kiềm không đạt mức tối ưu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lột xác của tôm. Khi độ kiềm quá cao hoặc quá thấp khiến tôm bị bó, khó lột xác. Thiếu hụt khoáng chất ở tôm cũng là nguyên nhân làm chậm quá trình lột xác và phát triển của tôm.
5. Tôm nhiễm bệnh phân trắng
Khi tôm nhiễm bệnh phân trắng, đường ruột sẽ bị suy yếu làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của tôm. Lúc này, tôm sẽ trở nên còi cọc, yếu ớt và dần chết đi nếu không được điều trị kịp thời. Do vậy, khi phát hiện tôm có dấu hiệu bị bệnh phân trắng, cần phải có biện pháp xử lý ngay để tránh tôm chậm lớn.
Tôm bị nhiễm bệnh phân trắng
6. Tôm nhiễm bệnh vi bào tử trùng EHP
Bệnh vi bào tử trùng hay gọi là Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là loại ký sinh trùng tấn công vào tế bào gan tụy của tôm. Chúng sẽ hấp thụ hết các chất dinh dưỡng, năng lượng dự trữ trong gan tụy khiến tôm không đủ khả năng tăng trưởng và lột xác, dẫn đến tình trạng chậm lớn.
7. Lạm dụng kháng sinh quá mức trong nuôi tôm
Việc quá lạm dụng kháng sinh trong quá trình nuôi tôm có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Trong đó, kháng sinh làm giảm khả năng chuyển hóa thức ăn và hấp thu chất dinh dưỡng của tôm, khiến tôm giảm sức tăng trưởng và chậm lớn hơn.
8. Tôm bị sốc hoặc stress kéo dài
Tình trạng sốc hoặc stress kéo dài cũng là một trong những nguyên nhân khiến tôm chậm lớn. Khi tôm bị sốc, stress do các yếu tố như biến động đột ngột về môi trường như nhiệt độ, pH, oxy hòa tan,… hoặc do sự xáo trộn như thay nước, thu gom quá nhiều sẽ làm tôm mất khả năng ăn uống bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài, tôm sẽ bị suy nhược cơ thể, giảm sức đề kháng, kém hấp thu dinh dưỡng dẫn đến hiện tượng chậm phát triển, chậm lớn.
9. Nước ao nuôi bị ô nhiễm, bẩn
Môi trường nước ao nuôi bị ô nhiễm, bẩn cũng sẽ khiến tôm chậm lớn, còi cọc. Chất lượng nước ao nuôi bị suy giảm sẽ tác động xấu đến sức khỏe và khả năng hấp thu dinh dưỡng của tôm. Vì vậy, người nuôi cần chú trọng kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố như pH, độ kiềm, NO2, NH3,… đảm bảo ở mức phù hợp cho tôm phát triển. Đồng thời cần định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý và ổn định môi trường nước ao nuôi.
Ao hồ ô nhiễm sẽ làm tôm chậm phát triển
10. Tôm bị mắc các bệnh đường ruột khác
Ngoài các bệnh như EHP, phân trắng thì tôm cũng có thể bị mắc các bệnh liên quan đến đường ruột và hệ tiêu hóa khác. Những bệnh này sẽ làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của tôm, ảnh hưởng đến sự phát triển về kích cỡ và trọng lượng của tôm. Để phòng ngừa, cần bổ sung men tiêu hóa, vitamin và chất xơ để hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giúp tôm tăng sức đề kháng và ăn ngon hơn.
Cách khắc phục tôm chậm lớn được chuyên gia khuyên dùng
Để khắc phục hiện tượng tôm chậm lớn, một số giải pháp được các chuyên gia khuyên dùng bao gồm:
-
Chọn con giống khỏe mạnh, sạch bệnh từ các cơ sở uy tín trên thị trường. Đồng thời cần sàng lọc lựa chọn những con giống tốt, có nguồn gốc rõ ràng và kiểm tra bệnh bằng máy PCR trước khi thả nuôi.
-
Tuân thủ mật độ thả nuôi phù hợp, tránh quá dày để đảm bảo đủ nguồn dinh dưỡng cho tôm phát triển. Định kỳ sử dụng lưới chài để kiểm tra, đánh giá số lượng tôm trong ao.
-
Chọn thức ăn đầy đủ chất lượng với thành phần dinh dưỡng đảm bảo. Bảo quản thức ăn đúng điều kiện tránh ẩm mốc, mất chất lượng.
-
Bổ sung các loại khoáng chất vi lượng và đa lượng cần thiết cho tôm như vôi canxi, kali để kích thích quá trình lột xác. Có thể bổ sung trực tiếp vào nước ao hoặc trộn vào thức ăn cho tôm ăn.
-
Với tôm bị bệnh phân trắng, cần bổ sung thảo dược với liều lượng phù hợp độ tuổi để phòng ngừa và điều trị. Đồng thời bổ sung vitamin, men tiêu hóa để cải thiện vi sinh vật và hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
-
Cải thiện môi trường nước nuôi tôm bằng cách kiểm tra và điều chỉnh các yếu tố như pH, Oxy hòa tan, NH3, NO2,… đạt ngưỡng tối ưu. Thay nước định kỳ, duy trì quạt nước và mực nước hợp lý.
-
Sử dụng sản phẩm vi sinh để xử lý nước, phân hủy chất hữu cơ, hạn chế vi khuẩn gây hại phát triển trong ao nuôi.
-
Kết hợp sử dụng các sản phẩm bổ sung dinh dưỡng để kích thích tôm tăng sức đề kháng, thèm ăn và tiêu hóa tốt hơn. Từ đó tôm sẽ chắc thịt, nhanh lớn, giảm thiệt hại.
Cải thiện môi trường nước nuôi tôm
Áp dụng đồng bộ các giải pháp trên sẽ giúp bà con có thể kiểm soát được nguyên nhân khiến tôm chậm phát triển, hạn chế tối đa thiệt hại và nâng cao hiệu quả vụ nuôi.
Trên đây là tổng hợp 10 nguyên nhân chính khiến tôm chậm lớn và các giải pháp để khắc phục hiệu quả từ các chuyên gia. Hy vọng với những kiến thức bổ ích này, bà con sẽ nhanh chóng xử lý được tình trạng tôm còi cọc, chậm tăng trưởng trong quá trình nuôi trồng, đảm bảo mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất cho vụ mùa sắp tới.