Clo là chất hóa học quen thuộc được sử dụng nhiều trong các hoạt động sản xuất và sinh hoạt như sản xuất giấy, thuốc trừ sâu, chất diệt khuẩn, khử trùng hồ bơi… Thông thường nếu dùng với liều lượng thích hợp không làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên ngộ độc Clo có thể xảy ra khi chúng ta tiếp xúc quá mức, hít hoặc nuốt phải khí này. Vậy bị ngộ độc Clo nguy hiểm như thế nào và cách xử lý thích hợp ra sao, cùng tìm hiểu ngay nhé.
Ngộ độc Clo nguy hiểm như thế nào?
Clo tồn tại ở dạng lỏng và khí, là chất oxi hóa mạnh được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp hóa chất. Clo ở thể khí nặng hơn không khí khoảng 2,5 lần, có màu vàng nhạt, mùi khó chịu và rất độc hại.
Clo xuất hiện ở 4 dạng hợp chất có tác dụng khử trùng như Clo dạng viên, Clo dạng bột, Clo dạng lỏng và Clo dạng khí. Clo được dùng phổ biến trong khử trùng nước (bể bơi, xử lý nước thải, hệ thống cấp nước), quy trình làm thuốc nhuộm, làm giấy, thuốc trừ sâu…
Nguy cơ ngộ độc Clo
Clo phản ứng với nước, trong đó bao gồm cả nước trong đường tiêu hóa của con người, sinh ra axit hydrochloric và axit hydrochlorous. Cả 2 loại axit sinh cực kỳ độc hại đối với cơ thể. Nguy cơ ngộ độc do Clo có thể xảy ra khi chúng ta tiếp xúc với hóa chất này.
Trong sinh hoạt, Clo được sử dụng phổ biến trong hồ bơi, các chất tẩy rửa gia dụng, thuốc trừ sâu… Hầu hết các sự cố về ngộ độc Clo hữu cơ hay Clo vô cơ là do nuốt hay hít phải Clo có trong các sản phẩm.
Tác hại của Clo với sức khỏe
Tác hại của Clo với sức khỏe
Tuy nhiên nếu sử dụng Clo quá nhiều sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe:
-
Tổn thương giác mạc mắt, tổn thương da
-
Clo phản ứng với mồ hôi, nước tiểu gây ra ung thư bàng quang, bệnh hen suyễn
-
Sử dụng nước có dư lượng Clo quá cao khi đi vào cơ thể Clo phản ứng với nước có trong hệ tiêu hóa gây ra nhiều bệnh như suy giảm hệ miễn dịch, đau dạ dày, rối loạn chức năng gan…
-
Tắm nước nóng có chứa Clo khiến Clo dễ xâm nhập vào cơ thể do lỗ chân lông nở ra, mức độ hại gấp 20 lần so với Clo từ nước máy
-
Hít khí Clo của các nhà máy sản xuất trong thời gian dài có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tim mạch
-
Phụ nữ mang thai sử dụng nước có Clo trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ sảy thai, thai nhi bị dị tật bẩm sinh
Triệu chứng ngộ độc Clo
Người ngộ độ cl thường có một số biểu hiện đặc trưng
Clo gây độc, ở dạng khí là chất kích thích phổi. Bị ngộ độc Clo trong nước ở mức độ trung bình có nguy cơ tổn thương cấp tính cho đường hô hấp trên và dưới. Mức độ nghiêm trọng khi bị ngộ độc phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc và lượng chất đi vào cơ thể:
-
Nồng độ 1 – 3ppm: Khí Clo gây kích thích niêm mạc miệng, mắt
-
Nồng độ 15ppm: Xuất hiện triệu chứng về phổi
-
Nồng độ 430ppm, thời gian 30 phút: Có thể dẫn đến tử vong
Các triệu chứng ngộ độc Clo có thể xuất hiện khi tiếp xúc với dạng khí là:
-
Khi bị ngộ độc Clo ở mức độ nhẹ hầu hết mọi người ngửi thấy mùi độc hại, cảm thấy khó chịu khi tiếp xúc
-
Phản ứng của khí Clo với nước hình thành các axit có thể phản ứng với màng nhầy kết mạc
-
Đường thở bị kích ứng gây khó thở, thở khò khè, ho, đau họng, tức ngực do bỏng kết mạc, phế quản và cổ họng
-
Kích ứng da và mặt
-
Gây mờ mắt
-
Ngộ độc Clo nồng độ cao có thể làm tổn thương phổi, co thắt phế quản, phù phổi
-
Những người bị bệnh phổi mãn tính hoặc hen suyễn có thể nhạy cảm hơn khi hít phải khí Clo hơn những người khác
Cách xử lý thích hợp khi bị ngộ độc do Clo
Cách xử lý thích hợp khi bị ngộ độc do Clo
Để xử lý hiệu quả các trường hợp ngộ độc do Clo cần thực hiện theo nguyên tắc: đưa nạn nhân ra khỏi nơi tiếp xúc, loại bỏ Clo khỏi vùng tiếp xúc và điều trị nhiễm độc. Cần giữ bình tĩnh, xử lý đúng quy trình để hạn chế làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Cụ thể:
Tách ra khỏi nơi tiếp xúc
Ngay khi phát hiện nạn nhân bị ngộ độc Clo cần nhanh chóng di chuyển khỏi khu vực tiếp xúc gây nhiễm độc:
-
Nếu Clo trong phòng kín, trong nhà… hãy chuyển nạn nhân ra ngoài trời
-
Nếu ngoài trời nhiễm Clo, nên đưa nạn nhân vào trong nhà, đóng các cửa, tắt hệ thống thông gió hoặc đưa tránh xa khu vực nhiễm
-
Nếu không thể đưa nạn nhân rời khỏi khu vực Clo hãy di chuyển đến vùng đất cao hơn, vì khí Clo nặng hơn không khí nên chìm xuống vùng thấp trũng
Sau đó, cởi bỏ quần áo, vật dụng nhiễm Clo trên người nạn nhân:
-
Không nên cởi quần áo, vật dụng qua đầu để tránh tiếp xúc thêm với tác nhân
-
Đặt quần áo, vật dụng bên trong túi nhựa, niêm phong chặt túi để tránh ảnh hưởng đến người khác
-
Không tự ý xử lý túi nhựa mà nên chờ hướng dẫn xử lý đúng cách
-
Đặt túi cách xa mọi người đặc biệt là trẻ em
Loại bỏ Clo khỏi cơ thể
Áp dụng một số biện pháp sau đây để loại bỏ Clo khỏi vùng tiếp xúc trên cơ thể:
-
Trước tiên cần gội đầu, rửa mặt và tay, tiếp theo làm sạch phần còn lại của cơ thể
-
Rửa sạch cơ thể bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ (nếu có) trong thời gian vài phút, sau đó rửa lại bằng nước sạch
-
Không kỳ cọ vùng cơ thể nhiễm clo, không để nước chảy vào mắt, mũi, miệng
-
Nếu mắt bị nhiễm, không thể nhìn bình thường hãy rửa mắt với nước sạch trong thời gian từ 10 – 15 phút, không dùng thuốc nhỏ mắt
-
Sử dụng vật dụng thấm nước lau khô mặt, tiếp tục ngửa ra phía sau lau khô tóc, lau khô người và thả thứ đã dùng xuống sàn
-
Mặc quần áo sạch để tránh hạ thân nhiệt
Điều trị nhiễm độc Clo
Khi bạn nhân xuất hiện những triệu chứng nghiêm trọng, cần nhanh chóng đưa đến cơ sở y tế gần nhất. Khi đến gặp bác sĩ cần cung cấp các thông tin sau để quá trình điều trị ngộ độc hiệu quả hơn:
-
Tuổi
-
Cân nặng
-
Sản phẩm tiếp xúc
-
Số lượng tiêu thụ
-
Thời gian tiếp xúc
-
Tình trạng lâm sàng
Khi vào phòng cấp cứu, bác sĩ sẽ thăm khám, đo và theo dõi các dấu hiệu quản trọng bao gồm huyết áp, tim mạch, nhiệt độ, nhịp thở. Sau đó áp dụng điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau:
-
Ngộ độc do Clo không có thuốc đặc trị, điều trị cơ bản là triệu chứng và phục hồi
-
Sử dụng thuốc, than hoạt tính, bổ sung oxy và truyền dịch
-
Hút dịch làm sạch dạ dày để lấy các chất cần lấy ra
-
Điều trị suy hô hấp bằng cách cho nạn nhân thở máy, sử dụng thuốc chống co giật.
Cách phòng ngừa ngộ độc Clo
Clo là chất hóa học được ứng dụng rất nhiều trên thực tế nên việc tiếp xúc là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, chúng ra có thể phòng ngừa ngộ độc do Clo bằng nhiều cách:
-
Tìm hiểu kỹ lưỡng và tuân thủ theo hướng dẫn sử dụng các sản phẩm có chứa Clo
-
Không trộn ngẫu nhiên các hóa chất với Clo để tránh các phản ứng nguy hiểm
-
Khi làm việc trong môi trường có chứa nhiều Clo cần mặc quần áo bảo hộ hoặc thiết bị phù hợp
-
Không nên sử dụng Clo ở khu vực kín, không được thông gió
-
Không uống nước khi tắm bể bơi để tránh ngộ độc Clo bể bơi
-
Bảo quản sản phẩm chứa Clo ở nơi an toàn, tránh xa tầm tay trẻ em
Ngộ độc Clo có thể dẫn đến nguy hiểm và những hậu quả nghiêm trọng. Việc phục hồi nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào lượng Clo tiếp xúc, thời gian tiếp xúc, được điều trị sớm hay muộn… Vì vậy chúng ta cần cập nhật các thông tin liên quan đến quy tắc bảo quản, sử dụng sản phẩm chứa Clo, triệu chứng ngộ độc và cách xử lý để tránh những trường hợp đáng tiếc. Liên hệ ngay với nếu bạn cần hỗ trợ nhé.