Vết thương do bỏng axit nếu không xử lý kịp thời có thể tiến triển nhanh, gây đau đớn cho nạn nhân và để lại hậu quả nghiêm trọng. Vậy khi bị bỏng axit cần làm gì? Dưới đây là chi tiết 5 bước sơ cứu quan trọng ngừa tổn thương hiệu quả khi bị bỏng do axit mời các bạn cùng tham khảo.
Bỏng axit là gì?
Bỏng axit là gì?
Bỏng do axit là tình trạng axit đổ lên bề mặt cơ thể gây tổn thương vùng da, dưới da, đông vón protein tại các mô và mất nước nghiêm trọng. Axit gây bỏng có nồng độ càng cao thì hiện tượng ngưng kết và mất nước càng nặng. Bỏng do axit có thể dẫn đến tổn thương nặng các bộ phận trên cơ thể, làm biến dạng khớp, gân, cơ, phá hủy hệ thống thần kinh.
Bỏng do axit thường diễn ra nhanh và gây nguy hiểm nhất là trường hợp axit đậm đặc như bỏng axit sunfuric. Đặc điểm của axit sunfuric là háo nước nên khi tiếp xúc với cơ thể, axit nhanh chóng hút nước và phá hủy hoàn toàn chất tiếp xúc protein. Trường hợp uống trực tiếp phải hơi axit dẫn đến phù nề, khó thở và nghiêm trọng hơn là nguy hiểm đến tính mạng.
Nhận biết bỏng do axit
Nhận biết bỏng do axit
Để xác định tình trạng bị bỏng có phải do axit hay không có thể căn cứ vào một số dấu hiệu nhận biết như sau:
-
Cảm giác của nạn nhân: Nạn nhân có cảm giác bỏng rát tức thì ngay sau khi tiếp xúc với axit. Sau đó vài giờ hoặc vài ngày bệnh nhân sẽ cảm nhận cảm giác đau đớn, nhức buốt vùng bị bỏng.
-
Màu sắc vị trí bỏng: Tùy thuộc vào loại axit và nồng độ axit khu vực bỏng có màu sắc khác nhau. Ví dụ cụ thể: Khi bị bỏng axit sunfuric vết bỏng có màu nâu, vết bỏng do Tricloaxetic có màu trắng, vết bỏng do HNO3 có màu vàng sau đó chuyển sang nâu sẫm, bỏng Flohydric có màu đỏ kèm hoại tử vùng trung tâm, vết bỏng HCl có màu vàng nâu…
-
Hình dạng chỗ bỏng: Tùy thuộc vào loại axit và nồng độ axit hình dạng vết bỏng khác nhau như dạng giọt nước, đám hoại tử, dạng vết mực rơi… Sau khoảng 10 ngày chỗ bị bỏng xuất hiện thêm viền viêm nề màu đỏ.
-
Giai đoạn bỏng: Thông thường sau từ 5 – 7 ngày tùy theo bỏng axit nhẹ hay nặng vết bỏng có màu sẫm và ngày càng lộ rõ lớp da non.
5 bước sơ cứu bỏng axit quan trọng ngừa tổn thương hiệu quả
Bị bỏng axit nên làm gì là băn khoăn của nhiều người, bởi vì không sơ cứu kịp thời vết thương trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng. Dưới đây là 5 bước sơ cứu quan trọng phòng ngừa tổn thương cho người bị bỏng do axit.
Bước 1: Tách khỏi môi trường có axit gây bỏng
Khoảng “thời gian vàng” để sơ cứu bỏng do axit rất quan trọng, do đó sơ cứu càng nhanh, vết thương càng ít bị tác động xấu. Nếu gặp bệnh nhân bị bỏng do axit cần tách ngay khỏi môi trường có axit, để tránh bị bỏng thêm ở vùng cơ thể khác.
Bước 2: Loại bỏ axit trên cơ thể
Tiếp theo cần nhanh chóng loại bỏ hết axit trên cơ thể nạn nhân bằng cách xối nước sạch trực tiếp lên vết bỏng nhằm kìm hãm sự lây lan và độ sâu vết bỏng. Để loại bỏ hoàn toàn axit bám trên người nên xối nước sạch, mát trong khoảng thời gian ít nhất từ 15 – 20 phút.
Lưu ý:
-
Không sử dụng vòi xịt nước mạnh trực tiếp lên vết bỏng, tránh làm vết thương nặng hơn.
-
Không để nước lan đến phần khác trên cơ thể
Bước 3: Sơ cứu đúng cách
Sơ cứu đúng cách khi bị bỏng axit
Cần xác định loại axit gây bỏng để thực hiện việc sơ cứu hiệu quả. Sau khi làm dịu vết bỏng, hãy thực hiện sơ cứu theo hướng dẫn trên bao bì của loại hóa chất đó (nếu có).
Người tiến hành sơ cứu cần kiểm tra chức năng tuần hoàn, hô hấp của nạn nhân có bị rối loạn không. Trường hợp nạn nhân có biểu hiện bất thường như khó thở, tim ngừng đập, sốc bỏng… phải nhanh chóng hô hấp nhân tạo, ép tim, xoa bóp. Việc sơ cứu duy trì sự sống cho nạn nhân trước khi chuyển đến cơ sở y tế rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Bước 4: Giữ vệ sinh vết bỏng
Vết thương do bỏng axit là vết thương hở nên dễ bị bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập có thể dẫn đến nhiễm trùng. Trường hợp nhiễm trùng nặng còn gây đau đớn và khó điều trị. Cần nhanh chóng sơ cứu vết thương, giảm thiểu tối đã diện tích vết bỏng tiếp xúc với môi trường bằng cách che đậy và băng bó đóng kỹ thuật.
Dùng miếng gạc vô trùng hoặc miếng vải khô sạch quấn xung quanh vị trí bị bỏng tránh nhiễm khuẩn hay bụi bẩn. Không nên quấn quá chặt sẽ làm vết thương nặng hơn.
Bước 5: Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế
Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế
Bỏng axit điều trị không kịp thời có thể diễn tiến nghiêm trọng, trường hợp nặng ảnh hưởng đến tính mạng. Vì vậy, sau khi sơ cứu, cần nhanh chóng đưa nạn nhân đế cơ sở y tế gần nhất. Tại đây bác sĩ sẽ thăm khám, đánh giá mức độ nghiêm trọng của vết thương và tư vấn hướng điều trị thích hợp.
Đến đây chắc hẳn chúng ta đã trả lời được câu hỏi khi bị bỏng axit cần làm gì. Phải sơ cứu đúng cách để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân và hạn chế những di chứng để lại sau này về vận động cơ thể, hệ thần kinh, thẩm mỹ…
Sơ cứu riêng cho từng trường hợp bỏng do hóa chất
Tùy từng vị trí bỏng trên da, bỏng mắt hay nuốt axit có biện pháp sơ cứu khác nhau. Cụ thể:
Sơ cứu bỏng do axit trên da
Nếu bị bỏng axit nhẹ trên da chỉ cần rửa sạch, băng bó và không cần can thiệp quá nhiều. Rửa vết bỏng trong trường hợp này dùng muối sinh lý rửa từ 2 – 3 lần/ngày và thấm sạch, băng bó để ngừa nhiễm khuẩn.
Trường hợp vết bỏng nặng cần thực hiện sơ cứu với các bước như trên và nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được điều trị tích cực. Trong lúc di chuyển nên cung cấp nước cho nạn nhân đề bù lượng nước mất do bỏng.
Sơ cứu bỏng ở mắt
Bỏng do axit ở mắt là trường hợp nghiêm trọng có thể gây đau đớn, di chứng khó lường. Biện pháp sơ cứu đúng kỹ thuật là không cho nạn nhân dụi tay vào mắt, nhanh chóng rửa sạch axit bằng nước tinh khiết hoặc nước muối sinh lý. Cuối cùng băng bó vết thương và đưa nạn nhân vào bệnh viện càng nhanh càng tốt.
Sơ cứu bỏng do nuốt axit
Bóng do nuốt axit trong trường hợp nặng có thể dẫn đến phù phổi, ngừng thở và có thể tử vong. Để sơ cứu hãy đặt nạn nhân nằm ngửa, loại bỏ axit, đờm dãi, dị vật (nếu có) trong đường thở. Đồng thời cho nạn nhân uống nhiều nước để hạ nồng độ axit và khẩn cấp đưa đến bệnh viện để bác sĩ hỗ trợ cấp cứu kịp thời.
Những việc cần tránh khi bị bỏng do axit
Bị bỏng axit nhẹ hay nặng thì khi sơ cứu vết thương cần tránh một số việc dưới đây để tránh gây tổn thương nghiêm trọng:
-
Không sử dụng các chất tẩy rửa, sát trùng vết bỏng như cồn hay dung dịch khác
-
Không cố gắng cởi quần áo, đồ trang sức đang dính chặt vào vết bỏng, tránh làm vết thương nặng hơn và tăng nguy cơ nhiễm trùng
-
Không ngâm vết thương bỏng do axit trong nước
-
Không chườm đá lạnh lên vết bỏng do axit
-
Không lau vết thương bằng bông gòn, vải có sợi tơ để tránh nhiễm khuẩn hoặc đau đớn cho bệnh nhân khi gỡ ra
-
Không dùng dầu ăn, kem đánh răng, bơ…thoa lên vết bỏng axit tránh gây nhiễm trùng
Tổn thương do bỏng axit thường nghiêm trọng và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu không sơ cứu kịp thời. Vì vậy nếu bạn băn khoăn bị bỏng axit nên làm gì hãy tham khảo nội dung bài viết trên. hy vọng thông tin này sẽ giúp ích cho bạn biết cách xử lý, nên làm gì và không nên làm gì khi bị bỏng do axit để hạn chế hậu quả.