Dịch bệnh luôn là một trong những thách thức lớn của ngành chăn nuôi. Việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi đúng nguyên tắc giúp giảm thiểu nguy cơ bùng phát dịch bệnh, đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi. Mời các bạn cùng chúng tôi tìm hiểu về an toàn sinh học là gì và nguyên tắc sử dụng an toàn sinh học trong chăn nuôi.
1. An toàn sinh học là gì trong lĩnh vực chăn nuôi?
Theo định nghĩa từ Tổ chức Thú y thế giới (WOAH/OIE), an toàn sinh học (ATSH) trong chăn nuôi là sự kết hợp giữa nhiều biện pháp quản lý và biện pháp vật lý có quy trình từ trước, mục tiêu nhằm giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở động vật hoặc hạn chế mầm bệnh lây nhiễm trong vật nuôi. Các biện pháp an toàn này cũng giảm thiểu, ngăn chặn sự xâm nhiễm, lây lan và khu trú từ một quần thể vật nuôi bất kỳ đến quần thể khác.
Nói đơn giản, bản chất của an toàn sinh học trong chăn nuôi là chặn lại sự lây lan của dịch bệnh bằng cơ chế phá vỡ chuỗi lây nhiễm – tác nhân gây dịch bệnh trong tam giác dịch tễ (động vật – môi trường chăn nuôi – mầm bệnh). Mỗi cơ sở chăn nuôi nên có kế hoạch, quy trình an toàn sinh học cho hoạt động chăn nuôi của riêng mình. Trong đó quy định các quy tắc cần thiết để đảm bảo an toàn cho môi trường và vật nuôi.
Mỗi cơ sở chăn nuôi nên có kế hoạch, quy trình an toàn sinh học cho hoạt động chăn nuôi của riêng mình
2. Lý do cần áp dụng nguyên tắc an toàn sinh học trong chăn nuôi là gì?
Có nhiều lý do cần áp dụng biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi theo đúng nguyên tắc. Trong nhiều năm gần đây, chăn nuôi gia súc, gia cầm trở thành một ngành nghề phát triển mạnh với mật độ các trại nuôi ở nông thôn tăng cao. Điều này dẫn đến các bệnh truyền nhiễm phát triển mạnh mẽ. Một số bệnh của vật nuôi có thể lây sang con người như cúm, bạch lỵ ở gia cầm, lở mồm long móng, liên cầu khuẩn ở lợn,… Ngoài ra việc vận chuyển và buôn bán gia súc, gia cầm cũng gia tăng trong khi khả năng kiểm soát dịch bệnh chưa có quy trình và nguyên tắc cụ thể gây ảnh hưởng tới con người.
Người tiêu dùng hiện nay có yêu cầu cao hơn về các sản phẩm thịt động vật, vì vậy việc áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn về mặt sinh học trong chăn nuôi theo quy trình và đúng nguyên tắc là việc cần làm để giữ cho ngành này phát triển bền vững, mang lợi nhuận ổn định.
Có nhiều lý do cần áp dụng biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi theo đúng nguyên tắc
3. Top 3 nguyên tắc an toàn sinh học trong chăn nuôi
Có 3 nguyên tắc cần phải lưu ý khi xây dựng một kế hoạch an toàn sinh học cho hoạt động chăn nuôi như sau:
3.1 Cách ly
Cách ly là nguyên tắc đầu tiên cần thực hiện. Việc cách ly tốt có thể sẽ là bước đầu hạn chế mầm bệnh, giúp các biện pháp phía sau phát huy tác dụng tốt hơn. Người nuôi cần tạo ra khoảng cách để giữ cho vật nuôi và các trại chăn nuôi không bị nhiễm khuẩn từ các nguồn lây nhiễm bên ngoài như: con người, chất thải chăn nuôi, động vật khác, vật nuôi nhiễm bệnh, nguồn nước bẩn…). Trong hoạt động cách ly gồm hai điều người nuôi cần lưu ý như sau:
3.1.1 Cách ly chuồng trại với môi trường
Thực hiện các biện pháp cách ly bước đầu bằng cách giữ khoảng cách giữa chuồng trại với các môi trường xung quanh và các tác nhân bên ngoài như sau:
-
Các trại chăn nuôi cần cách xa các cơ sở công cộng và khu dân cư
-
Trang bị hàng rào, cổng luôn đóng và có biển hiệu để hạn chế con người ra vào
-
Với vật nuôi mới mua về cần được cách ly riêng trong một thời gian để theo dõi trước
-
Kiểm soát người ra vào khu trại, bao gồm người buôn bán, thú y viên, người vận chuyển hàng, khách viếng thăm,…
-
Khống chế động vật lạ ra vào trại
-
Kiểm soát chặt chẽ con giống mới và việc vận chuyển giống.
Việc cách ly tốt có thể sẽ là bước đầu hạn chế mầm bệnh, giúp các biện pháp phía sau phát huy tác dụng tốt hơn
3.1.2 Bố trí các khu vực riêng biệt trong khu nuôi
Bên cạnh việc giữ khoảng cách với môi trường và tác nhân bên ngoài, người nuôi cũng cần bố trí các khu vực riêng biệt để cách ly giữa các vật nuôi với nhau để đảm bảo an toàn sinh học. Điều này đảm bảo hạn chế lây nhiễm chéo giữa vật nuôi dẫn đến bùng phát dịch bệnh.
-
Các khu chăn nuôi, bãi chăn và chuồng nuôi cần có bố trí hợp lý, có hố sát trùng ở lối ra vào
-
Cách ly vật nuôi bị nhiễm bệnh với quần thể vật nuôi, có nghỉ ốm và ứng dụng thuốc điều trị nếu cần
-
Có nơi chứa và xử lý các chất thải riêng, ở cách biệt so với khu chăn nuôi
-
Bố trí nơi chứa thức ăn và dụng cụ thông minh, có dụng cụ bảo hộ
-
Có nơi ở riêng cho các con giống để dễ kiểm soát và theo dõi tình hình khi mới vào khu trại nuôi.
-
Có thùng chuyên dụng dùng chứa các xác động vật chết
3.2 Vệ sinh
Mỗi cơ sở chăn nuôi dù quy mô lớn hay bé đều cần thực hiện các hoạt động vệ sinh trong chuồng nuôi để đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi. Vệ sinh tốt giúp tăng hiệu quả khử khuẩn và tiêu độc khi của các hóa chất diệt trùng, vì hầu hết các loại thuốc sát trùng đều bị giảm bớt tác dụng nếu tiếp xúc nhiều với chất hữu cơ. Ngoài ra phần lớn mầm bệnh có thể tồn tại trong lớp bụi bẩn bám trên bề mặt chuồng nuôi, trong đó có chất phi hữu cơ trộn lẫn nước tiểu, phân và các chất tiết gia súc, gia cầm khác. Các yếu tố này là nguyên nhân gây dịch bệnh ở vật nuôi.
Vệ sinh tốt giúp tăng hiệu quả khử khuẩn và tiêu độc khi của các hóa chất diệt trùng
Các hoạt động vệ sinh định kỳ cần có:
-
Quét dọn khu vực chuồng nuôi và không gian xung quanh
-
Cọ rửa những dụng cụ chăn nuôi và dụng cụ bảo hộ như ủng, giày dép,…
-
Rửa nền, tường và xe cộ nhà nuôi, chuồng nuôi bằng bơm cao áp
-
Nhổ bỏ cỏ dại gần hàng rào, làm sạch khu vực quanh trại chăn nuôi để hạn chế sự chú ý của chim trời, côn trùng và chuột bọ tiếp cận
-
Dọn sạch thức ăn thừa bên dưới máng ăn và trong thùng thức ăn
-
Loại bỏ các tạp chất hữu cơ khỏi chuồng nuôi, đường lái xe và lối đi
-
Rửa tay, sát trùng dụng cụ bảo hộ bằng xà phòng và nước sạch trước và sau khi tiếp xúc với vật nuôi
3.3 Khử trùng
Khử trùng là nguyên tắc cuối trong kế hoạch đảm bảo an toàn sinh học. Để đảm bảo hoạt chất thuốc khử trùng hoạt động hiệu quả, hãy chú trọng vào bước vệ sinh ở trên. Bà con có thể hỏi các cán bộ thú y địa phương nếu cần tư vấn loại thuốc sát trùng và liều lượng pha phù hợp.
Định kỳ phun khử trùng bằng chlorine xung quanh khu chuồng nuôi
Khi sử dụng cần xác định rõ bề mặt phun thuốc dùng vật liệu gì cũng như giữ khoảng cách với vật nuôi. Một số loại thuốc sát trùng có thể gây độc với vật nuôi và ăn mòn kim loại. Đây là cách sát trùng chuồng trại cụ thể:
-
Khử trùng bằng nước pha hóa chất tại các hố khử trùng ở cổng ra vào, thay nước khử trùng mỗi ngày, xen kẽ các loại thuốc để tăng hiệu quả khử khuẩn
-
Định kỳ phun khử trùng bằng chlorine xung quanh khu chuồng nuôi ít nhất 2 lần trong tuần, trong chuồng ít nhất 1 lần/tuần khi không có dịch bệnh
-
Phun hóa chất diệt muỗi ruồi và dùng thuốc diệt chuột định kỳ 3 tháng/lần tại các chuồng sau khi đã chuyển hết vật nuôi. Có thể bổ sung thêm giữa các đợt nếu nhiều chuột bọ phát sinh
-
Dùng chlorine liều 5-10 ml/lít (ppm) để xử lý nguồn nước trong chăn nuôi. Thời gian xử lý ít nhất 2 tiếng trước khi sử dụng. Pha loãng hóa chất theo hướng dẫn nhà sản xuất.
-
Khử khuẩn đồ bảo hộ và các dụng cụ chăn nuôi thú ý sau khi dùng bằng chlorine pha loãng thường xuyên.
-
Tiêu độc khử trùng chuồng trại bằng chlorine và để chuồng trống ít nhất 7 ngày trước khi đưa vật nuôi mới vào
Nếu bà con đang cần tìm đơn vị cung cấp hóa chất chlorine khử khuẩn chuồng trại trong chăn nuôi, hãy liên hệ với Đông Á để được tư vấn. Với kho hàng lớn luôn sẵn hàng, sản phẩm giá thành hợp lý, Đông Á có thể đáp ứng lượng lớn chlorine phục vụ các công tác khử khuẩn chuồng nuôi định kỳ cả năm cho bà con, đảm bảo an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Thông qua bài viết hi vọng các bạn đã hiểu hơn về an toàn sinh học là gì? và các nguyên tắc an toàn sinh học trong chăn nuôi. Chúc các hộ nuôi có vụ nuôi thành công.