Thời điểm mưa lớn kéo dài trong năm là thời điểm rất đáng lo đối với bà con nuôi tôm. Bởi lẽ khi mưa lớn, môi trường nước ao nuôi tôm sẽ có nhiều biến động, gây ra tình trạng tôm chết sau mưa. Để giải quyết vấn đề này, bà con hãy dành ra ít phút để tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tôm chết sau mưa với chúng tôi nhé.
Nguyên nhân gây ra hiện tượng tôm chết sau mưa
Sau các cơn mưa lớn, hiện tượng tôm chết thường xảy ra
Đối với những hộ nuôi tôm, hiện tượng tôm chết sau mưa không phải hiện tượng quá xa lạ. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì, chúng ta hãy cùng điểm qua những nguyên nhân chính nhé.
Nhiệt độ nước thay đổi
Sự thay đổi đột ngột nhiệt độ nước, đặc biệt là khi trời mưa có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và sự phát triển của tôm. Thường thì khi nhiệt độ nước ao nuôi tôm giảm từ 3 – 5 độ C, lượng tiêu thụ thức ăn của tôm sẽ giảm tối thiểu 30%. Vậy nên khi nhiệt độ nước ao giảm 1 độ C, sự tiêu thụ thức ăn của tôm cũng giảm từ 5 – 10%.
Thiếu oxy
Khi mưa lớn, nước ao nuôi tôm sẽ có sự phân tầng nhiệt độ và oxy hòa tan cũng không cấp được xuống dưới đáy ao, nhất là vào ban đêm. Thêm vào đó là việc thiếu ánh sáng mặt trời sau mưa lớn cũng làm chậm quá trình quang hợp của các thực vật phù du và vi tảo, khiến cho giảm nồng độ oxy hòa tan. Điều này đã khiến nồng độ oxy trong ao giảm đi đáng kể.
Hơn nữa khi mưa lớn, nhu cầu oxy sinh học trong ao cũng tăng lên do sự hoạt động của các vi khuẩn dị dưỡng. Nếu không kịp thời sục khí, hàm lượng oxy hòa tan trong ao có thể nhanh chóng giảm xuống mức nguy hiểm (≤ 3 ppm) trong vòng chưa đầy 30 phút.
Từ những nguyên nhân này mà hiện trạng tôm chết sau mưa vào buổi sáng hôm sau do không đủ oxy đã xảy ra.
Tạo ra tiếng ồn lớn khiến tôm bị stress
Khi mưa lớn, hạt mưa to và nhiều hạt rơi liên tục và đập vào mặt nước tạo ra tiếng ồn. Điều này sẽ khiến tôm bị stress. Thậm chí là những con tôm ẩn nấp dưới đáy ao, gặp điều kiện bất lợi cũng sẽ bị chết trong và sau trận mưa đó.
Thay đổi độ pH và độ kiềm
Khi trời mưa, độ pH trong ao giảm mạnh sẽ kích thích quá trình lột xác của tôm. Trong điều kiện môi trường nước ao thiếu oxy, thiếu oxy, thiếu khoáng, nhiều khí độc và độ cứng, độ kiềm, nhiệt độ nước giảm đột ngột, tôm chắc chắn sẽ không qua khỏi.
Gia tăng lượng khí độc trong ao
Khí độc trong ao tôm tăng cao sau cơn mưa
Sau thay đổi đột ngột của môi trường nước ao tôm sau cơn mưa còn là nguyên nhân gây ra cái chết của tảo. Khi tảo chết, nó sẽ tạo ra một nguồn dinh dưỡng lớn cho các sinh vật gây bệnh trong ao. Thậm chí sự phân hủy của chúng còn sản sinh ra các khí độc như ammonia, hydrogen sulfide, methane. Sự tích tụ của những khí độc này ở nền đáy ao có thể gây hại cho sức khỏe, làm suy giảm sức đề kháng và sự phát triển của tôm, thậm chí dẫn đến những cái chết hàng loạt nếu không được xử lý kịp thời.
Gia tăng lượng vi khuẩn trong ao
Sau cơn mưa lớn, mật độ vi khuẩn trong ao cũng tăng nhanh khiến tôm bị sốc, suy giảm sức đề kháng và dễ mắc một số bệnh như phân trắng, đen mang, hoại tử gan tụy cấp,… Đây đều là những bệnh rất khó cứu chữa và là nguyên nhân gây ra cái chết hàng loạt ở tôm.
Biện pháp phòng ngừa tôm chết sau mưa theo kinh nghiệm của các chuyên gia
Việc quản lý và duy trì môi trường sống của tôm một cách ổn định và sạch sẽ là rất quan trọng. Để tránh hiện tượng tôm chết sau mưa, bà con hãy tham khảo các biện pháp phòng ngừa mà chúng tôi sẽ chia sẻ ở dưới đây. Các biện pháp này sẽ được chia ra theo 3 giai đoạn, cụ thể như sau:
Trước khi trời mưa
Trước khi mưa xuống, bà con cần thực hiện các công việc sau:
- Đảm bảo hệ thống thoát nước của ao nuôi tôm vẫn hoạt động tốt, không bị tắc nghẽn. Trong một số trường hợp, hãy lắp thêm trạm bơm ở đầu kênh thoát nước để có thể kịp thời xả nước khi mực nước trong ao vượt quá khả năng thoát nước tự nhiên.
- Đặt túi vôi bột trên bờ ao với liều lượng là 500 kg/ha. Khi mưa xuống, vôi bột sẽ theo dòng nước mưa chảy vào trong ao, giúp duy trì độ pH và độ cứng của nước ở trong khoảng phù hợp với tôm. Trong trường hợp cần thiết, bà con có thể bổ sung thêm kali clorua với mức 100kg/ha.
- Kịp thời phát hiện và khắc phục các điểm xói lở để tránh việc mưa lớn rửa trôi đất làm nước ao bị đục ngầu.
- Đảm bảo các thiết bị sục khí, máy quạt nước vẫn hoạt động tốt.
- Thường xuyên theo dõi thông tin thời tiết ở khu vực nuôi và chuẩn bị sẵn máy phát điện để dự phòng cho trường hợp mưa to khiến điện bị cắt.
Trong cơn mưa mưa
Khi thời tiết xấu đi do những mưa lớn, bà con cần thực hiện các việc làm dưới đây để đảm bảo chất lượng nước và sức khỏe của đàn thủy sản:
- Xả bớt nước bề mặt để ngăn sự giảm độ mặn trong ao do mưa lớn gây ra.
- Thường xuyên kiểm tra, theo dõi các chỉ số chất lượng nước quan trọng như độ pH, độ kiềm, nồng độ oxy hòa tan trong ao. Đảm bảo nồng độ oxy hòa tan trong ao ở mức an toàn cho tôm, tốt nhất là trên 5 ppm bằng hệ thống sục khí. Đồng thời rải vôi trên bờ ao để tăng độ kiềm trong ao.
Bật quạt nước để duy trì nồng độ oxy hòa tan trong ao tôm ở mức phù hợp cho tôm
- Giảm lượng thức ăn cho tôm xuống 30n- 50% hoặc ngừng cho tôm ăn cho đến khi mưa tạnh.
- Sử dụng men vi sinh thường xuyên để tăng lượng vi sinh vật có lợi trong ao tôm và ổn định môi trường nước ao nuôi.
- Theo dõi chất lượng nước nuôi tôm, nếu thấy nồng độ khí độc trong ao tôm cao, cần sử dụng các chế phẩm sinh học phù hợp để xử lý.
- Để tôm phát triển tốt trong mùa mưa lớn, bà con cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất, chất giải độc gan và men vi sinh đường ruột vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm. Ở những khu vực có độ mặn cao, khi lấy nước vào ao thì bà con cần phải pha loãng với nước ngọt để giảm độ mặn.
Sau cơn mưa
Việc thực hiện các biện pháp ổn định nước ao sau cơn mưa cũng giúp ích rất nhiều cho việc hạn chế hiện tượng tôm chết sau mưa. Cụ thể như sau:
- Khi nhiệt độ tăng lên, bà con cần điều chỉnh dần lượng nước trong ao để duy trì các chỉ số pH, đô kiềm và nồng độ oxy hòa tan sao cho nó ở mức phù hợp. Đồng thời bổ sung thêm các chất quan trọng như vitamin C, kali clorua, muối natri và magie vào thức ăn cho tôm trước khi cho tôm ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
- Duy trì mức độ sục khí cao cho đến khi ổn định được lượng vi sinh vật mới trong ao. Đảm bảo hệ thống sục khí, quạt nước vẫn hoạt động ổn định.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học để tăng tốc độ phân hủy và nitrat hóa, từ đó ức chế sự phát triển của các vi khuẩn, virus,… gây bệnh cho tôm.
- Lấy mẫu nước, kiểm tra lượng vi khuẩn và mẫu tôm để kịp thời phát hiện, xử lý các vấn đề bất thường.
- Tạt khoáng vào ao nuôi để bù đắp lượng dinh dưỡng thiếu hụt cho tôm. Bên cạnh đó cần tiến hành vệ sinh ao nuôi thường xuyên để giảm chất thải hữu cơ và thực vật phù du chết.
Đó là một số biện pháp để giảm thiểu nguy cơ tôm chết sau mưa mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bà con. Mong rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bà con trong vụ nuôi tôm hiện tại cũng như các vụ nuôi sau này.