Nuôi tôm trên cát là một phương pháp nuôi tôm khá mới lạ trong ngành nuôi trồng thủy sản và nó xuất hiện từ những năm đầu của thế kỷ 21. Tại các tỉnh ven biển, nơi có diện tích đất bãi ngang hoang hóa lớn, mô hình nuôi tôm trên cát đã khiến cho cuộc sống của bà con nơi đây có nhiều thay đổi tích cực. Không chỉ giúp bà con thoát nghèo mà nhiều hộ gia đình còn trở nên giàu có. Trong bài viết này, Đông Á sẽ giới thiệu tới bà con kỹ thuật nuôi tôm trên cát mang lại hiệu quả cao.
Hướng dẫn kỹ thuật nuôi tôm trên cát đem lại hiệu quả cao
Việc nắm chắc kỹ thuật nuôi tôm trên cát sẽ giúp bà con có một vụ mùa thành công. Với phương pháp này, các ao nuôi tôm trên cát cần phải được xây dựng theo đúng quy hoạch, có sự cấp phép từ các cơ quan chức năng thay vì phát triển tự phát như mô hình nuôi tôm truyền thống. Dưới đây là kỹ thuật nuôi tôm trên cát đúng cách mà bà con có thể tham khảo:
Xây dựng ao nuôi
Xây dựng ao nuôi tôm trên cát
Đối với ao nuôi tôm trên cát, vật liệu bắt buộc phải có là bạt HDPE. Đây là loại vật liệu có độ bền cao và có thể dùng ở ngoài trời với khả năng chống thấm tuyệt đối khi được thi công đúng kỹ thuật.
Về kỹ thuật chuẩn bị ao nuôi, bà con cần thực hiện như sau:
- Chuẩn bị ao nuôi có độ rộng bờ ao là 2m và mực nước là khoảng 1,5 – 2m.
- Lót bạt HDPE xung quanh bờ ao và đáy ao.
- Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đúng quy trình.
- Đường ống cấp, thoát nước là đường ống D114 – D200 mm.
- Xây dựng hệ thống xi phong đáy ao để thuận tiện cho việc thay nước.
- Lắp đặt quạt nước và hệ thống sục khí cho ao
Ao mới xây dựng xong cần bơm nước vào ao để rửa sạch bạt, sau đó tháo cạn nước có trong ao. Với ao nuôi tôm, bà con nên dùng loại bạt lót hồ dày 0.3 – 0.5mm để tiết kiệm chi phí và có thể thay thế sau 4 – 6 vụ nuôi. Còn với ao nuôi cũ, bà con cần phải làm vệ sinh sạch sẽ, tiến hành kiểm tra và sửa chữa những chỗ bị hỏng, đồng thời dùng máy chà bạt HDPE để làm sạch, sau đó phơi ao trước khi thả nuôi.
Xử lý nước cho ao nuôi
Nguồn nước trong ao nuôi tôm chủ yếu được lấy từ môi trường tự nhiên nên cần được kiểm soát, tránh những rủi ro không đáng có về mầm bệnh, hóa chất độc hại tiềm ẩn trong nước. Vậy nên trước khi cấp vào trong ao nuôi, nước phải được lắng lọc bằng lưới nhỏ hoặc vải dày để loại bỏ các loại ấu trùng, sinh vật gây hại cho tôm. Sau đó nước phải được khử trùng bằng Chlorine theo khuyến cáo của nhà sản xuất và được sục khí từ 3 – 4 ngày.
Gây màu nước cho ao nuôi tôm
Bà con có thể dùng các loại phân vô cơ, chế phẩm sinh học hoặc nguyên liệu lên men để gây màu nước ao tôm. Để màu nước lên đẹp nhất, bà con nên gây màu nước trong điều kiện thời tiết nắng ấm kéo dài khoảng 5 ngày. Nếu màu nước trong ao không đạt chuẩn màu vàng xanh thì không thể thả tôm giống được.
Chọn tôm giống
Việc lựa chọn nguồn tôm giống chất nước, sạch bệnh là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của vụ nuôi tôm. Với việc chọn giống này, bà con nên mua tôm giống ở những địa chỉ uy tín, đã được kiểm tra xét nghiệm là âm tính với các bệnh trên tôm.
Thả tôm giống
Cũng như mô hình nuôi tôm trong ao đất, ao lót bạt truyền thống, tôm nuôi cần phải được ngâm trong túi chứa rồi bỏ xuống ao nuôi khoảng 15 phút để tôm có thể thích nghi dần với nhiệt độ môi trường nước ao.
Tùy từng mô hình mà mật độ thả tôm sẽ dao động trong khoảng từ 150 – 300 con/m2. Thời điểm thả con giống thích hợp là vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn. Bởi lẽ đây là thời điểm mà nhiệt độ và các chỉ số pH, oxy hòa tan, độ kiềm,… thuận lợi nhất để tôm thích nghi.
Cho tôm ăn
Cho tôm ăn trên sàng để dễ kiểm soát và điều chỉnh lượng thức ăn
Đối với thức ăn cho tôm, bà con cần chọn nguồn thức ăn chất lượng của các hãng uy tín. Đồng thời phải đảm bảo rằng mua đúng loại thức ăn phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm. Ngoài ra, bà con cũng nên bổ sung thêm men vi sinh, khoáng chất và vitamin cần thiết để tôm phát triển khỏe mạnh.
Sau khi đã chọn đúng loại thức ăn thì chúng ta sẽ quan tâm tiếp đến vấn đề cách cho ăn. Đối với tôm nuôi trên cát, bà con hãy cho tôm ăn 3 – 5 bữa/ngày và phải thường xuyên kiểm tra lượng ăn của tôm trên nhá để có những điều chỉnh phù hợp, tránh trường hợp dư thừa gây ô nhiễm môi trường nuôi.
Tốt nhất là bà con nên có một cuốn sổ ghi chép để có thể dễ dàng theo dõi, tính toán lượng thức ăn phù hợp cho tôm. Vì là ao được lót bạt nhựa HDPE nên việc kiểm soát lượng thức ăn cho tôm cũng dễ hơn nhiều so với các ao nuôi truyền thống.
Điều trị bệnh cho tôm
Bệnh trên tôm thường có tốc độ lây lan nhanh, khiến năng suất vụ nuôi giảm, tôm thương phẩm kém chất lượng, thậm chí dịch bệnh còn gây ra cái chết hàng loạt trên tôm. Vậy nên để có một vụ nuôi tôm an toàn, thành công, bà con cần thực hiện các việc làm sau đây:
- Thực hiện kiểm tra định kỳ để sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh tật như sự thay đổi màu sắc, tôm yếu, bỏ ăn hoặc có hành vi không bình thường,…
- Sử dụng các chất sát trùng để làm sạch các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho quá trình nuôi tôm để ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh.
- Sử dụng các loại thuốc điều trị phù hợp để tiêu diệt vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây bệnh trên tôm theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất.
- Tăng cường cung cấp thức ăn giàu dinh dưỡng và bổ sung thêm các vitamin, chất khoáng cần thiết để hỗ trợ quá trình phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch cho tôm.
- Điều chỉnh môi trường nước ao nuôi tôm để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phục hồi và ngăn chặn sự lây lan của bệnh tật.
Thu gom và xử lý chất thải từ ao nuôi tôm
Các chất thải từ ao nuôi tôm nếu không được xử lý theo cách phù hợp sẽ gây ô nhiễm môi trường, thậm chí làm tăng nguy cơ lây lan bệnh dịch. Vậy nên trước khi xả thải nước ra môi trường, bà con cần tiến hành thu gom chúng lại. Sau đó sử dụng các phương pháp xử lý phù hợp như:
- Sử lý bằng các vi sinh vật có ích: Sử dụng vi sinh vật có ích như vi khuẩn nitrosomonas, nitrobacter để biến đổi các chất thải hữu cơ thành những chất không độc hại như nitrat và nitrit.
- Xử lý bằng các hệ thống lọc sinh học: Xây dựng các bể lọc khuẩn, bể lọc thủy canh,… để loại bỏ chất thải hữu cơ và cân bằng hệ thống môi trường sinh thái trong ao nuôi.
- Xử lý bằng công nghệ hiện đại: Sử dụng hệ thống xử lý nước sinh học tự động hoặc hệ thống xử lý nước áp dụng các phương pháp vật lý, hóa học để loại bỏ chất thải từ nước cũ.
- Tái sử dụng và tái chế: Nếu có thể, bà con có thể tái sử dụng nước sau xử lý hoặc tái chế chất thải hữu cơ để tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên.
Một số vấn đề cần chú ý trong kỹ thuật nuôi tôm trên cát
Nuôi tôm trên cát đem lại hiệu quả cao cho người dân
Để quá trình nuôi tôm đem lại hiệu quả cao hơn, bà con cần lưu ý các vấn đề sau:
- Vị trí xây ao nên gần biển, ít gió và có rừng phòng hộ. Lưu ý là tránh xa các vùng nước đã bị ô nhiễm để đảm bảo chất lượng nguồn nước cấp vào ao nuôi tôm.
- Nên thiết kế ao theo dạng hình vuông hoặc chữ nhật, đáy ao phẳng và hơi nghiêng về phía rốn thu chất thải. Mục đích của việc này là tạo điều kiện thuận lợi cho việc thoát nước vàdọn dẹp các chất bẩn có trong ao.
- Có thể sử dụng đất sét để phủ mái, bờ và đáy ao với độ dày lớp đất là 30 – 50cm. Ngoài ra bà con cũng có thể dùng bạt HDPE lót để chống thấm nước cho vụ nuôi. Bên cạnh đó, bà con cũng nên gia cố một lớp bê tông đổ tại chỗ dày khoảng 7 – 10cm để chống sóng, chống thấm mái và bờ ao. Tuy cách này có độ an toàn và tuổi thọ cao nhưng chi phí đầu tư ban đầu khá thấp.
- Với những nơi gần sát biển, bà con cần đầu tư vào việc trồng rừng phòng hộ và nâng nền đất cao lên để giảm bớt rủi ro từ các trận mưa bão.
- Các công trình phụ trợ cần được xây dựng từ những vật liệu chắc chắn, tốt nhất là có giằng bằng thép hoặc bê tông để chống được gió giật mạnh.
- Xây dựng khu xử lý nước thải vì nhà nước đã siết chặt quản lý việc nuôi trồng thủy sản. Vậy nên bà con nên bỏ ra khoảng 5 – 10% diện tích để xây khu xử lý nước thải trước khi xả nước thải ra môi trường. Không chỉ tuân thủ luật pháp mà việc này còn giúp bảo vệ môi trường, giúp nuôi tôm bền vững.
Hướng dẫn cách xử lý nước thải nuôi tôm trên cát
Theo các nghiên cứu, thống kê thì cứ 1 hecta tôm sẽ thải ra khoảng 8 tấn chất thải rắn bao gồm vỏ tôm lột, thức ăn thừa,… gây ô nhiễm nguồn nước trong vùng. Ngoài ra, trong lượng chất thải này còn chứa nhiều loại hóa chất xử lý ao nuôi như là chlorine, vôi, thuốc tím,… Những chất này nếu xả trực tiếp ra môi trường sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Vậy nên việc xử lý nước thải ao tôm là rất cần thiết.
Quy trình xử lý nước thải ao tôm sẽ thực hiện theo 3 bước sau đây:
- Bước 1: Đưa nước thải vào trong ao lắng để tách bùn. Tùy vào mức độ ô nhiễm và lượng bùn trong nước thải mà thời gian lắng sẽ từ 30 – 60 phút.
- Bước 2: Nước sau khi lắng bùn sẽ được trữ lại khoảng 5 – 7 ngày trong ao xử lý 1 có trồng rong biển, sau đó mới tháo sang ao xử lý 2 để xử lý tiếp.
- Bước 3: Nước thải trong ao xử lý 2 được lưu trong 5 – 7 ngày rồi mới thải ra môi trường hoặc tái sử dụng. Trong ao xử lý 2 sẽ có trồng rong biển (700gr/m2) và nuôi vẹm xanh (30 con/m3 nước).
Trên đây là kỹ thuật nuôi tôm trên cát mà rất nhiều hộ nuôi đã áp dụng và thành công. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ hữu ích cho bà con trong vụ nuôi tôm, giúp vụ nuôi đạt năng suất cao.