Bệnh phát sáng ở tôm thường xảy ra ở những mô hình nuôi tôm công nghiệp. Tôm có thể mắc bệnh trong mọi giai đoạn sống, từ khi là ấu trùng tôm đến giai đoạn trưởng thành. Khi mắc bệnh, tôm sẽ phát sáng vào ban đêm nên chúng ta có thể dễ dàng phát hiện tình trạng tôm bệnh. Vậy nguyên nhân tôm phát sáng là gì và cách phòng, trị bệnh phát sáng ở tôm ra sao. sẽ giúp các bạn trả lời qua bài viết về bệnh phát sáng ở tôm ngày hôm nay.

 

 

Nguyên nhân xảy ra bệnh phát sáng ở tôm

 Nguyên nhân tôm bị bệnh phát sáng

Nguyên nhân tôm bị bệnh phát sáng

Tôm bị bệnh phát sáng thường xảy ra vào mùa hè, thời điểm mà nhiệt độ và độ mặn của nước tăng cao. Bệnh phát sáng ở tôm có thể xảy ra do một trong những nguyên nhân sau đây:

Nước nuôi giàu photpho

Khi nuôi tôm với mật độ cao và cho tôm ăn quá nhiều, lượng chất thải của tôm và thức ăn dư thừa đã khiến lượng tồn dư photpho tăng vọt. Nếu kết hợp với các yếu tố về ánh sáng và nhiệt độ nước vào ban đêm, dư lượng phốt pho cao đã khiến các vi khuẩn gây hai có điều kiên phát triển mạnh, làm ảnh hưởng sự sinh trưởng và chất lượng của tôm nuôi.

Đặc điểm dễ nhận biết nhất trong trường hợp này là ao tôm phát sáng khi bị khuấy mạnh.

Trong ao nuôi có tảo roi

Tảo roi và một số “họ hàng” của chúng như tảo Ceratium, Peridinium hay Gymnodinium thuộc nhóm tảo độc có thể gây ức chế cho sự phát triển đồng đều của tôm.

Khi xuất hiện trong ao nuôi, tảo roi vừa tiết độc gây cản trở quá trình phát triển của tôm, vừa cạnh tranh nguồn oxy hòa tan trong nước với tôm, khiến cho tình trạng ao tôm phát sáng. Nếu nguyên nhân tôm bị bệnh phát sáng là do tảo roi, bạn sẽ thấy nước trong ao chớp tắt liên hồi (thường xảy ra trên phần mặt nước) và khi kiểm tra, bạn sẽ thấy tôm bị đóng rêu tại mang hoặc vỏ.

Do vi khuẩn Vibrio

Vibrio chính là một chi của vi khuẩn gram âm có hình dạng như dấu phẩy, không hình thành bào tử và có thể di chuyển nhờ một hoặc nhiều tiên mao mảnh. Loại vi khuẩn này có thể thâm nhập vào đường ruột một cách dễ dàng, sau đó tiết ra độc tố làm sưng gan hoặc teo lại, khiến tôm lờ đờ, giảm bắt mồi và có thể giảm ăn, mắc chứng hoại tử gan tụy cấp.

Vi khuẩn gây bệnh phát sáng Vibrio

Vi khuẩn gây bệnh phát sáng Vibrio

Vibrio có thể ký sinh trong cơ thể của tôm rồi tiết ra enzyme có khả năng phát quang là luciferase. Điều này đã tạo ra hiện tượng ao tôm phát sáng.

Vi khuẩn Vibrio Harveyi thường phát hiện ở những ao có độ mặn cao trên15%o và có nhiệt độ cao. Vậy nên bệnh phát sáng ở tôm cũng thường xảy ra vào mùa hè khô hạn, do nắng nóng kéo dài khiến mực nước ao giảm còn độ mặn thì tăng. Kết hợp với các chất thải bẩn trong ao, vi khuẩn Vibrio có điều kiện bùng phát mạnh mẽ.

Dấu hiệu nhận biết bệnh phát sáng ở tôm

Tôm có thể bị ủ bệnh phát sáng từ giai đoạn giống khi mới mua về (do không kiểm tra) hoặc bị nhiễm từ môi trường nước ô nhiễm. Tôm thường phát bệnh sau khi nuôi một tháng vì đây là khoảng thời gian mà chất thải bị phân hủy, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio phát triển. Tôm nhiễm bệnh phát sáng có các đặc điểm là:

  • Giai đoạn ấu trùng tôm bị nhiễm bệnh có màu trắng đục, nếu bị nặng hơn thì sẽ lắng xuống phía dưới đáy bể ương và chết hàng loạt.
  • Tôm yếu dần, bơi lội không định hướng, khả năng bắt mồi giảm, phản xạ chậm chập và có một số con dạt vào bờ (tấp mé).
  • Thân và mang tôm có màu sẫm, bẩn, cơ có màu đục, gan teo, ruột rỗng và phát ra ánh sáng xanh trong bóng tối.
  • thịt đục màu.
  • Tôm giảm ăn, khi chết trong ruột không có thức ăn và phân.
  • Đầu, thân tôm phát ra ánh sáng màu trắng hoặc xanh lục (có thể nhìn rõ vào buổi đêm).
  • Tôm chậm lớn, phát triển không đồng đều và có thể bị đóng rong ở mang, vỏ.
  • Tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh mà tôm bị chết rải rác dưới đáy ao.
  • Trong 45 ngày đầu tiên kể từ thả nuôi, tôm nếu bị nhiễm 100% có thể chết hàng loạt.

Cách xử lý bệnh phát sáng ở tôm

Cách xử lý tôm bị bệnh phát sáng

Cách xử lý tôm bị bệnh phát sáng

Khi phát hiện tôm trong ao nuôi của bị bệnh phát sáng, bạn có thể thực hiện một số biện pháp xử lý có thể thực hiện như sau:

– Khi phát hiện tôm bị bệnh phát sáng, bạn nên tách riêng chúng ra khỏi các tôm khỏe mạnh để ngăn chặn sự lây lan bệnh.

– Liên hệ với các chuyên gia thú y hoặc chuyên gia thủy sản để chẩn đoán, xác định nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

  • Nếu nguyên nhân là do dư lượng photpho trong nước, bạn cần giảm độ mặn trong ao nuôi bằng châm thêm nước ngọt hoặc thay nước mới. Đồng thời cắt giảm ngay tình trạng dư thừa thức ăn trong ao nuôi.
  • Nếu nguyên nhân là do tảo, bạn nên tháo nước và châm nước mới, đồng thời tiến hành cắt tảo roi bằng các loại men vi sinh phù hợp. Thực hiện lặp đi lặp lại quá trình này tói thiểu 3 ngày để đạt hiệu quả tối ưu.
  • Nếu nguyên nhân là do Vibrio thì cần sử dụng thuốc kháng sinh đặc trị. Lưu ý là phải dùng đúng loại, đúng liều lượng và thời gian. Đồng thời bổ sung thêm các men vi sinh có lợi, men tiêu hóa, vitamin A, B, C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho tôm. Sau đó tiến hành diệt khuẩn nước ao và diệt trùng các loại thiết bị, dụng cụ chuyên dùng.

– Điều trị bệnh bằng các phương pháp y tế phù hợp, bao gồm việc sử dụng thuốc trị bệnh được khuyến nghị bởi chuyên gia.

– Đảm bảo các điều kiện nuôi tôm như chất lượng nước, thức ăn, mật độ nuôi,… đều đúng như khuyến cáo để tôm có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

– Theo dõi sát sao các tôm bị bệnh phát sáng và tiến trình điều trị. Nếu thấy có dấu hiệu tiến triển không tốt, bạn nên liên hệ với chuyên gia để điều chỉnh phương pháp điều trị.

– Đảm bảo vệ sinh ao nuôi và xử lý chất thải một cách hiệu quả để ngăn ngừa sự lây nhiễm và tái phát bệnh.

Quan trọng nhất là bạn nên hợp tác chặt chẽ với các chuyên gia để đưa ra các quyết định và biện pháp xử lý phù hợp nhằm đảm bảo sức khỏe, hiệu quả sản xuất của ao nuôi tôm.

Giải pháp phòng bệnh tôm phát sáng

Để phòng ngừa bệnh tôm phát sáng, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

– Đảm bảo nước nuôi tôm sạch và không bị ô nhiễm. Điều này có thể bao gồm việc kiểm soát mật độ tôm nuôi phù hợp, đảm bảo hệ thống lọc nước hiệu quả và chất lượng nước được giám sát thường xuyên.

Đảm bảo nước nuôi tôm sạch và không bị ô nhiễm

Đảm bảo nước nuôi tôm sạch và không bị ô nhiễm

– Cung cấp các loại thức ăn chất lượng cao và đảm bảo điều kiện nuôi tôm thích hợp để tăng cường sức đề kháng của tôm.

– Duy trì mực nước từ 1,2 – 1,5m và giữ độ trong khoảng 30 – 40cm vào mùa hè để hạn chế sự tăng nhiệt độ. Nuôi tôm với độ mặn vừa phải, không nên quá cao và phải hạ độ mặn ngay nếu thấy độ mặn có dấu hiệu tăng cao.

– Tránh nuôi tôm với mật độ cao để giảm thiểu sự căng thẳng và nguy cơ lây nhiễm bệnh.

– Áp dụng các kỹ thuật nuôi tôm bền vững và thân thiện với môi trường để giảm thiểu sự ảnh hưởng của các chất độc hại.

– Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cho tôm để sớm phát hiện, xử lý các dấu hiệu của bệnh.

– Xử lý chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản một cách hợp lý để bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm môi trường nuôi tôm.

– Bổ sung men tiêu hóa, khoáng vi lượng, vitamin C vào khẩu phần ăn hàng ngày của tôm để tăng sức đề kháng, giảm stress cho tôm.

Áp dụng các biện pháp kể trên sẽ giúp cải thiện điều kiện nuôi tôm, làm giảm thiểu nguy cơ xuất hiện bệnh phát sáng ở tôm. Để nuôi tôm khỏe mạnh và phát triển tốt, việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia thủy sản cũng là một ý tưởng tốt để có được các khuyến nghị cụ thể cho điều kiện nuôi tôm của bạn.