Để có một mùa vụ tôm đạt sản lượng cao, người nuôi cần hiểu rõ và quản lý tốt các động vật trung gian trong hệ sinh thái ao nuôi tôm, vì chúng vừa có lợi, vừa có hại tới sự phát triển của tôm. Bài viết này Đông Á xin giới thiệu top 4 động vật trung gian trong hệ sinh thái ao nuôi tôm để bà con tham khảo.
1. Động vật trong hệ sinh thái ao nuôi tôm: Sinh vật phù du
Sinh vật phù du có nguồn gốc từ thực vật, gọi chung là thực vật phù du. Chúng có vai trò như “nhà máy sản xuất đầu tiên” trong môi trường nước ao. Ngược lại với thực vật phù du là các động vật phù du – các sinh vật phù du chứa thành phần từ động vật. Chúng được coi là “nơi tiêu thụ đầu tiên” trong chuỗi thức ăn của hệ sinh thái nước ao. Tuy nhiên nếu phát triển quá mức chúng sẽ làm oxy hòa tan trong nước giảm, khiến tôm khi thu hoạch có mùi khó chịu và tạo điều kiện phát triển quá mức vi khuẩn có hại trong ao.
Tảo khuê – một loại thực vật phù du trong ao tôm
Trong công tác quản lý hệ sinh thái ao nuôi tôm, có thể hạn chế sinh vật phù du phát triển quá mức bằng cách không bón nhiều phân hoặc thừa thức ăn. Tuy nhiên cho ăn là nền tảng phát triển tôm trong ao nuôi vì thế khó tránh việc tảo lan rộng trong ao. Hiện tượng nở hoa xảy ra nhiều ở ao cho tôm ăn khối lượng trên 30 kg/ha/ngày, ao không sục khí. Người nuôi thường khắc phục bằng cách sục khí vào ao đầy đủ, nhất là vào ban đêm để nồng độ oxy hòa tan trong ao luôn đảm bảo.
1.1 Thực vật phù du
Thực vật phù du là nguồn thực ăn tự nhiên cho tôm. Ngoài ra còn duy trì chu kỳ dinh dưỡng và dòng năng lượng trong ao nuôi, giúp quản lý môi trường nước đáng kể. Chúng sử dụng thức ăn thừa và chất hữu cơ từ tôm như một loại dinh dưỡng để tăng sinh, sau đó làm giảm lượng amoniac và nitrat trong ao, hai chất gây ức chế hệ thống miễn dịch của tôm.
1.2 Động vật phù du
Động vật phù du là các sinh vật nhỏ không có xương sống, là nguồn dinh dưỡng chứa nhiều axit amin cần cho sự phát triển của tôm. Với đặc điểm phản ứng nhanh chóng với các tác nhân gây stress trong ao tôm, chúng là “nhà máy lọc sinh học” tự nhiên giúp quản lý ao tôm, cân bằng sinh thái và chất lượng nước ao.
Động vật phù du
2. Động vật trong hệ sinh thái ao nuôi tôm: Giun đất (trùn quế)
Trùn quế (hay còn gọi là giun quế) là loài giun đất thuộc nhóm giun ăn phân. Chúng là một phần trong hệ sinh thái ao nuôi tôm, phát triển nhiều trong môi trường chứa nhiều chất hữu cơ đang phân hủy. Giun quế có chứa nhiều vitamin A, C, E và khoáng chất có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của loài tôm. Chúng là thức ăn quan trọng trong nhiều lĩnh vực chăn nuôi khác. Trong trùn quế chứa tới 8 loại axit amin thiết yếu. Bên cạnh đó cơ thể chúng có lượng lớn vitamin B1, B2 cao hơn gấp 14 lần so với bột cá và cao hơn gấp 10 lần so với khô đậu tương.
Trùn quế (hay còn gọi là giun quế)
Theo các chuyên gia tại Viện Môi trường nước Quốc gia nhận định, trùn đất có thể làm sạch nước ao ô nhiễm. Khi được thả vào ao tôm ô nhiễm, trùn quế phát triển trong những rãnh nhỏ ở bớp bùn đất đáy ao, cung cấp oxy cần thiết từ đó kích thích các vi khuẩn có lợi sinh sôi, loại bỏ cặn bẩn trong nước
Dịch trùn được sản xuất từ thịt trùn quế tươi, chứa nhiều vi khuẩn bacillus và cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho tôm. Khi trộn lẫn với thức ăn công nghiệp, chúng kích thích tôm thèm ăn, tăng cường tiêu hóa và khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng. Từ đó tôm có thể hạn chế các bệnh về gan và đường ruột, đạt năng suất cao hơn.
3. Động vật trong hệ sinh thái ao nuôi tôm: Các loài nhuyễn thể
Các loại nhuyễn thể có trong hệ sinh thái ao nuôi tôm thường là động vật không xương sống, cơ thể mềm mại, có vỏ hai mảnh bảo vệ thân. Chúng giúp lọc nước và cung cấp thức ăn cho tôm. Các loài nhuyễn thể hay có trong ao tôm gồm:
-
Ốc đinh: Nhuyễn thể thuộc nhóm có vỏ hai mảnh, kích thước lớn
-
Nhuyễn thể hai mảnh vỏ: Tên gọi chung chỉ các loài nhuyễn thể như hến, trai, chem chép, hàu,… có cấu tạo hai mảnh vỏ cứng bao ngoài
-
Sứa: Nhuyễn thể không có vỏ bảo vệ, màu trong
-
Một số loại khác: giun tròn, giun nhiều tơ, ấu trùng muỗi,…
Bên cạnh các tác dụng tốt với nước ao và tôm, nhuyễn thể cũng có thể cạnh tranh với tôm về oxy và thức ăn, tạo ra các vấn đề sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho tôm trong ao.
-
Cạnh tranh thức ăn: Đa số nhuyễn thể trong ao tôm là loài ăn tạp. Chúng ăn nhiều thức ăn trong ao, bao gồm cả thức ăn tôm. Lượng nhiễm thể quá mức sẽ cạnh tranh thức ăn tôm, gây thiếu hụt thức ăn, làm tôm chậm lớn, giảm năng suất
-
Cạnh tranh oxy: Nhuyễn thể hô hấp bằng mang và cần oxy để sống. Chúng có thể tiêu thụ nhiều oxy trong nước, làm giảm oxy hòa tan, khiến tôm dễ bị tổn thương bởi tác động môi trường
-
Vật trung gian truyền nhiễm bệnh: Các loại bệnh như đầu vàng, hoại tử cơ, đốm trắng,… có thể truyền nhiễm qua nhuyễn thể tới tôm
-
Một vài loài sứa tiết chất độc gây hại cho tôm, khiến tôm ngộ độc và chậm lớn.
Một số loại nhuyễn thể hai mảnh vỏ trong ao tôm
4. Động vật trong hệ sinh thái ao nuôi tôm: Ký sinh trùng
Ký sinh trùng là sinh vật có rất nhiều trong hệ sinh thái ao nuôi tôm. Chúng sống ký sinh và ký chủ (tôm) để phát triển và tồn tại. Tuy chúng hiếm khi giết chết ký chủ nhưng chúng là nguồn cơn lây lan các bệnh tật cho tôm, một số bệnh có thể gây nguy hiểm và làm chết tôm.
Ký sinh trùng có đa dạng chủng loại, các loại nhỏ có thể quan sát kỹ hơn dưới kính hiển vi. Các loại lớn có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Đông Á xin điểm qua một số loại ký sinh trùng tôm có thể gặp phải:
4.1 Ký sinh trùng hepatopancreatic, haplosporidian infections, haplosporidiosis,…
Khi nhiễm các ký sinh trùng này, trên gan và tụy của tôm sẽ nhiễm bệnh với các triệu chứng sau: Gan và tụy co lại, cơ thể tôm trở nên nhợt nhạt, các sắc tố melanin ở tế bào biểu bì tôm thay đổi. Kết quả tôm bị chậm lớn, tăng trưởng kém và tăng tỷ lệ FCR (Feed conversion ratio).
4.2 Trùng hai tế bào
Trùng hai tế bào là ký sinh trùng phát triển trong ruột tôm. Chúng ký sinh trên tôm qua một vật chủ trung gian là động vật chân đốt và động vật thân mềm. Trùng hai tế bào làm niêm mạc ruột tôm bị tổn thương, tạo điều kiện có lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây ra các bệnh lý đường ruột. Từ đó tôm chậm lớn, năng suất giảm
Tôm bị nhiễm ký sinh trùng
4.3 Vi bào tử trùng enterocytozoon hepatopenaei (EHP)
Ký sinh trùng EHP ký sinh trên tế bào biểu mô của ống gan và tụy tôm. Chúng sử dụng năng lượng và tiêu thụ dinh dưỡng ở đó. Khi tôm bị nhiễm EHP, màu thân tôm sẽ chuyển sang màu sữa hoặc trắng đục. Khi tôm lớn dần, màu sắc này càng dễ thấy. Nhiều con bị đục cơ ở lưng và phần cuối thân. Kết quả tôm bị chậm lớn, lớn không đều kích thước.
4.4. Vermiform (dạng giun)
Vermiform dạng giun thường ký sinh trong các cơ quan như tụy, ruột giữa và ống gan. Chúng khiến tôm chán ăn và chậm lớn, kém phát triển. Nếu tôm bị nhiễm vermiform ở mật độ cao có thể dẫn đến tình trạng thải ra một chuỗi phân màu trắng (hội chứng phân trắng).
Hiểu biết rõ về các động vật trong hệ sinh thái ao nuôi tôm là một trong những điều quan trọng để tối ưu hóa quy trình nuôi tôm. Từ đó bà con có thể xem xét và điều chỉnh mật độ các sinh vật trong ao, duy trì môi trường sống lý tưởng cho tôm.