Ngành nuôi tôm tại Việt Nam ngày càng phát triển, đem đến nhiều triển vọng cho nền kinh tế xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, vấn đề chất thải nuôi tôm chưa được giải quyết triệt để, khó kiểm soát lây lan dịch bệnh. Vậy đâu là cách xử lý chất thải nuôi tôm an toàn, hiệu quả mà giá cả hợp lý nhất hiện nay? Mời bạn đọc cùng đi tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung bài viết dưới đây.
Tại sao cần xử lý nước thải nuôi tôm
Nuôi tôm là việc làm không hề đơn giản, nó đòi hỏi người nuôi không những am hiểu về con giống, vật nuôi mà còn có kiến thức về dịch bệnh, xử lý nước cũng như quản lý tốt môi trường ao nuôi. Bên cạnh những lợi ích kinh tế, nuôi tôm thẻ tôm sú còn thải ra môi trường nguồn nước thải vô cùng lớn, tiềm ẩn những nguy cơ nếu không xử lý triệt để.
Tại Việt Nam, nuôi tôm chủ yếu là các hộ nuôi nhỏ lẻ, tự đào ao, tự chế tạo máy móc và nuôi theo kinh nghiệm truyền tai nhau. Nhiều hộ nuôi không thiết kế hệ thống xử lý nước thải chuyên biệt mà thải trực tiếp ra ngoài môi trường, mang theo mầm bệnh, kháng sinh dư thừa hay các loại chất thải hữu cơ ra bên ngoài môi trường.
Chất thải được hình thành từ thức ăn dư thừa, thuốc kháng sinh trị bệnh tôm, hóa chất và các loại khí độc như Nito, Photpho, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi và phát triển. Thải nước ra bên ngoài sẽ làm tăng BOD, COD và lượng khí tồn đọng trong tự nhiên. Nếu việc này kéo dài có thể gây ô nhiễm nguồn nước, khó có thể thành công trong các mùa vụ tiếp theo.
Việc xử lý nước thải nuôi tôm là rất quan trọng
Tổng hợp 3 cách xử lý chất thải nuôi tôm an toàn và hiệu quả
Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý chất thải nuôi tôm đã và đang được áp dụng. Tuy nhiên bà con cần phải tự nhận thức và áp dụng từ khâu kiểm soát thức ăn, sử dụng thuốc kháng sinh cho đến các khâu xử lý nước thải đầu ra. Dưới đây là 3 cách được sử dụng phổ biến hiện nay.
1. Xử lý chất thải nuôi tôm bằng cá rô phi
Cá rô phi là loài cá ăn tạp, thức ăn chính là các loại mùn bã hữu cơ có trong môi trường nước. Để áp dụng phương pháp này, bà con phải xây dựng một hệ thống bể lọc gồm 2 ngăn nuôi cá rô phi và 1 ngăn cỏ rong. Quy trình xử lý chất thải sẽ được thực hiện như sau:
-
Bước 1: Nước xả thải sẽ được chuyển qua xi phông từ đáy ao vào bể lọc, tiếp theo nước sẽ chảy xuống ao cá rô phi 1. Lúc này cá sẽ ăn phần chất thải hữu cơ còn lại trong nước.
-
Bước 2: Tiếp theo, nước sẽ được chảy xuống ao nuôi cá rô phi 2. Ở giai đoạn này cá rô phi sẽ tiếp tục làm sạch và ăn lượng chất hữu cơ còn tồn đọng trong nước.
-
Bước 3: Nước từ ao cá thứ 2 sẽ chảy qua cống sang ao cỏ rong. Tại đây, các loài vi sinh vật, thực vật sẽ hấp thụ các chất hữu cơ còn lại và lọc sạch nước thải từ ao tôm.
Lưu ý: Nếu bà con không có điều kiện xây bể thì có thể thả chung cá rô phi với ao tôm, nó sẽ ăn trực tiếp các chất hữu cơ dư thừa.
Sử dụng bằng cá rô phi
2. Xử lý chất thải nuôi tôm bằng sò huyết
Thông thường sò huyết sẽ được nuôi trực tiếp trong ao nuôi tôm thẻ và tôm sú. Loài sò này có tác dụng như một loại máy sinh học, giúp giữ lại các chất cặn bã hữu cơ và tảo một cách hiệu quả. Quy trình thực hiện như sau:
-
Bước 1: Sò huyết được thả chung trong ao nuôi tôm với mật độ 80 con / mét vuông trong khoảng 15 ngày.
-
Bước 2: Sau đó, chuyển nước thải sao ao chứa có cá rô phi để tăng hiệu quả xử lý nước.
Đây là mô hình xử lý chất thải nuôi tôm kép cho người nuôi, việc này vừa giúp thu lợi nhuận từ tôm, sò huyết mà vẫn loại bỏ được chất thải một cách hiệu quả.
Sử dụng sò huyết
3. Xử lý chất thải nuôi tôm bằng hoá sinh
Các chất thải nuôi tôm sẽ được tách ra khỏi nước bằng thiết bị lọc nước chuyên dụng. Sau đó, nó sẽ được đưa đến bể xử lý sinh học để được sục khí tích cực. Lúc này các vi sinh vật hoạt động trong bùn sẽ chuyển hoá các loại chất hữu cơ thành vô cơ vô hại hoặc các loại vi khuẩn.
Nước thải sau khi được tách khỏi bể lọc sẽ được chuyển đến bể lắng và sử dụng chlorine để diệt khuẩn, loại bỏ vi khuẩn virus gây bệnh. Đây là loại hóa chất xử lý nước được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, an toàn mà tính hiệu quả tương đối cao.
Dùng chlorine Đông Á
Mua hóa chất xử lý chất thải nuôi tôm chlorine ở đâu?
Chlorine là sản phẩm được Tập đoàn Đông Á sản xuất số lượng lớn, chuyên sử dụng để khử khuẩn, xử lý nước ao nuôi tôm. Sản phẩm được 100% quý bà con nuôi tôm tại lựa chọn bởi ưu điểm an toàn và dễ sử dụng. Ngoài ra, chúng tôi còn sản xuất xút NaOH, chất trợ lắng PAC, axit HCl… phục vụ các ứng dụng sản xuất công nghiệp khác.