Để cải thiện môi trường nước và kiểm soát dịch bệnh, bà con nuôi tôm thường sử dụng thuốc kháng sinh. Các loại thuốc kháng sinh trong nuôi tôm là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết về tác dụng và cách dùng trong bài viết này của Đông Á nhé

 

 

1. Thuốc kháng sinh trong nuôi thủy sản là gì?

Thuốc kháng sinh thủy sản và các chế phẩm sinh học là các loại thuốc giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên. Bất kỳ chất nào có khả năng ức chế sự phát triển và nhân lên của các loại vi khuẩn, hoặc tiêu diệt chúng hoàn toàn đều được coi là kháng sinh. Thuốc kháng sinh trong nuôi tôm được nghiên cứu và ứng dụng để chữa trị các bệnh nhiễm trùng ở tôm do vi khuẩn sinh ra trong môi trường sống.

Một số loại kháng sinh có tác dụng với nhiều loại vi khuẩn khác nhau. Người ta gọi chung những thuốc này là “kháng sinh phổ rộng”. Ngược lại với chúng là “kháng sinh phổ hẹp” – thuốc chỉ có tác dụng với một loại vi khuẩn cụ thể. Các thuốc kháng sinh thủy sản hiện nay hầu như được sản xuất từ phòng thí nghiệm, dựa trên các loại hợp chất mà các nhà khoa học đã tìm thấy trong tự nhiên.

Thuốc kháng sinh thủy sản và các chế phẩm sinh học là các loại thuốc giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên.

Thuốc kháng sinh thủy sản và các chế phẩm sinh học là các loại thuốc giúp ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn gây nên

2. Cơ chế tác dụng lên tôm của kháng sinh

Thuốc kháng sinh gây tác dụng lên các quá trình của tế bào như ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của các loại vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó chúng cũng ức chế chức năng của màng nguyên sinh chất và màng tế bào.

Một số loại kháng sinh chống lại vi khuẩn bằng cách gây rối loạn chức năng và ức chế quá trình tổng hợp protein của các vi khuẩn ở mức ribosome. Kết quả dẫn đến vi khuẩn tổng hợp thành các protein dị dạng, không hỗ trợ được cho sự nhân lên của các tế bào. Ngoài ra chúng có tác dụng ức chế tổng hợp nhân của tế bào (tổng hợp các axit nucleic gồm ARN, ADN và nguyên sinh chất trong tế bào)

 Các thuốc kháng cho tôm hiện nay hầu như được sản xuất từ phòng thí nghiệm

 Các thuốc kháng cho tôm hiện nay hầu như được sản xuất từ phòng thí nghiệm

3. Một số loại kháng sinh cho tôm phổ biến

Có hai loại kháng sinh được bà con tìm kiếm nhiều nhất là kháng sinh trị bệnh đường ruột tôm và kháng sinh trị bệnh gan cho tôm. Đông Á xin liệt kê một vài tên thuốc kháng sinh được bà con sử dụng phổ biến trong quá trình nuôi tôm

  • Oxytetracycline HCL: Đây là kháng sinh phổ rộng có tác dụng chống lại các loại vi sinh vật gram âm và gram dương gây bao gồm Mycoplasma pneumoniae, Escherichia coli, Pasteurella pestis, Haemophilus Enzae và Diplococcus pneumoniae. Chúng gây ra các bệnh nhiễm trùng ở tôm, đặc biệt là nhiễm trùng đường hô hấp

  • Amoxicilin: Đây là thuốc được chọn lựa nhiều vì khả năng hấp thụ tốt, tác dụng nhanh với tôm hơn các loại kháng sinh dạng beta-lactam khác. Chúng giúp điều trị các loại bệnh nhiễm trùng do chủng S. pneumoniae, H.enzae, P. mirabilis, E. coli, Staphylococcus spp, E. faecalis, Streptococcus spp nhạy cảm.

  • Cefotaxime: Đây là kháng sinh phổ rộng nằm trong nhóm beta-lactam được dùng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng.

Kháng sinh trong nuôi tôm có vai trò thúc đẩy ngành này phát triển, chúng giúp chống lại dịch bệnh bùng phát trong ao nuôi, giúp tôm tăng trưởng đều và khỏe mạnh. Tuy nhiên chúng cũng mang lại nhiều hệ quả không tốt. Tôm bị lạm dụng kháng sinh sẽ gây lờn thuốc, tạo ra nhiều dư lượng chất thải ảnh hưởng tới môi trường.

Có hai loại kháng sinh được bà con tìm kiếm nhiều nhất là kháng sinh trị bệnh đường ruột tôm và kháng sinh trị bệnh gan cho tôm

Có hai loại kháng sinh được bà con tìm kiếm nhiều nhất là kháng sinh trị bệnh đường ruột tôm và kháng sinh trị bệnh gan cho tôm

Kháng sinh lâu tan, tồn tại trong thịt tôm. Các mẫu thịt tôm chứa dư lượng nitrofurantoin,  oxytetracycline, chloramphenicol,  malachite green và fluoroquinolone đều bị hạn chế hoặc cấm theo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm của Mỹ. FDA không chấp nhận bất kỳ chất kháng sinh nào trong thịt tôm. Hai nước nhập khẩu tôm lớn nhất thế giới là Bắc Mỹ và EU có quy định rất nghiêm ngặt trong việc dùng kháng sinh khi nuôi trồng thủy sản.

4. Thực tế việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm ở Việt Nam

Thuốc kháng sinh là một phát minh lớn của nhân loại, mở ra cơ hội tăng sản lượng tôm và phát triển ngành tôm ở Việt Nam. Khi được dùng đúng cách với liều lượng hợp lý, chúng giúp bà con giải thiểu chi phí chữa bệnh cho tôm, hỗ trợ tôm lớn khỏe, đạt sản lượng tốt. Nhưng thực tế không phải người nuôi tôm nào cũng có đủ kiến thức và kinh nghiệm để ứng dụng kháng sinh đúng cách, đúng liều lượng.

Ở Việt Nam, các hoạt động nuôi tôm hầu như được thực hiện bởi các hộ nông dân trong các khu nuôi trồng từ nhỏ tới vừa. Người dân sử dụng thuốc kháng sinh có nguồn từ các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi, các nguồn quảng cáo internet quá nhiều và thường xuyên. Khi tôm bệnh, họ cứu vãn tình hình bằng kháng sinh với mong muốn tôm nhanh khỏi để giảm tối đa chi phí nuôi trồng. Dần dà kháng sinh bị lạm dụng và tràn lan.

Thuốc bị lạm dụng thường xuyên dẫn đến dư lượng thuốc tồn trong thịt tôm khi thu hoạch

Thuốc bị lạm dụng thường xuyên dẫn đến dư lượng thuốc tồn trong thịt tôm khi thu hoạch

Sản phẩm chất lượng kém có thể mua dễ dàng mà người dân không đủ kiến thức để tự kiểm tra hàm lượng các chất có trong thuốc. Thuốc bị lạm dụng thường xuyên dẫn đến dư lượng thuốc tồn trong thịt tôm khi thu hoạch. Vi khuẩn trở nên kháng thuốc và cần liều lượng cao để đạt hiệu quả tốt hơn. Bà con nên ưu tiên giảm bớt các tác nhân gây bệnh cho tôm như đồ ăn, nguồn nước, tập trung tăng cường hệ thống miễn dịch cho tôm để mùa vụ đạt sản lượng tốt lâu dài.

5. Lưu ý khi dùng kháng sinh

Kháng sinh là thuốc có khả năng chống lại các vi khuẩn gây bệnh. Vì vậy bà con chỉ bên dùng điều trị các bệnh nhiễm trùng ở tôm do vi khuẩn. Không dùng sai mục đích, sử dụng trị các bệnh do nấm hoặc virus. Đây là một vài lưu ý khi dùng kháng sinh trong nuôi tôm cho bà con:

  • Dùng đúng với loại vị khuẩn muốn hạn chế, đúng liều lượng khuyến cáo trên bao bì và đúng thời gian để đạt hiệu quả tốt nhất

  • Chọn loại kháng sinh được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho phép lưu hành trong nuôi tôm. Không sử dụng thuốc lạ không rõ nguồn gốc, không nhãn mác

  • Ưu tiên chọn kháng sinh phổ hẹp. Kháng sinh phổ rộng có thể tạo ra tình trạng nhờn thuốc

  • Tham khảo và sử dụng thêm các chế phẩm sinh học để thay thế thuốc kháng sinh.

  • Dừng sử dụng kháng sinh 14 ngày trước khi thu hoạch tôm.

Hy vọng bài viết này đã cung cấp cho bạn đọc thông tin hữu ích về kháng sinh trong nuôi tôm. Nếu bạn muốn tham khảo cách xử lý chất thải hữu cơ trong ao tôm và các phương pháp giúp tôm phát triển khác, hãy truy cập vào website Đông Á để tìm hiểu thêm nhé.