Chất kiềm là các hợp chất hóa học có tính kiềm và chúng có pH lớn hơn 7. Trong bài viết này,  sẽ giúp các bạn hiểu hơn về chất kiềm là gì, vai trò của chất kiềm trong đời sống và danh sách một số loại thực phẩm có giàu chất kiềm.

 

 

Tổng quan về chất kiềm là gì?

Chất kiềm là gì

Để hiểu hơn về chất kiềm, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về khái niệm, cấu tạo của chất kiềm. Tiếp đó là các khái niệm về tính kiềm và độ kiềm. Cụ thể như sau:

Chất kiềm trong hóa học là gì?

Chất kiềm là muối hoặc bazo của một nguyên tố kim loại thuộc nhóm kiềm hoặc kiềm thổ. Hiểu một cách đơn giản thì chất kiềm là một bazo hòa tan trong nước và tạo ra dung dịch bazo có độ pH > 7.

Chất kiềm được cấu tạo như thế nào?

Chất kiềm thường được tạo thành từ sự kết hợp giữa các ion hydroxide (OH⁻) với các ion kim loại dương, ví dụ như kali (K⁺), natri (Na⁺), amoni (NH₄⁺) và các kim loại khác. Cụ thể thì chất kiềm có thể được cấu tạo từ các công thức hóa học dưới đây:

  • Hidroxit của kim loại kiềm: Kali hydroxit (KOH), natri hydroxit (NaOH),…
  • Amoniac và những hợp chất liên quan: Amoniac (NH₃) và các hợp chất amoniac như amoni hydroxit (NH₄OH).

Các chất kiềm này thường tan tốt trong nước và tạo ra dung dịch kiềm có pH > 7.

Tính kiềm và độ kiềm như thế nào?

Độ kiềm là gì

Tính kiềm dùng để chỉ một chất hòa tan trong nước tạo ra một dung dịch có độ pH > 7. Độ pH này càng cao thì tính kiềm càng mạnh. Môi trường cơ thể con người khi sinh ra mang tính kiềm với độ pH dao động trong khoảng từ 7.3 – 7.4.

Độ kiềm là số đo khả năng trung hòa của axit ở trong nước và nó gồm 3 loại cơ bản, đó là Bicarconate, Carbonate và Hydroxide. Độ kiềm tổng là tổng hàm lượng ion HCO3, CO32-, OH và các ion muối của một số loại axit yếu khác như silicat, photphat, axit muối hữu cơ.

Nước tự nhiên có độ kiềm thấp hơn 8.4 vì nó có chứa một lượng lớn ion HCO3. Thậm chí một số loại nước ở ngoài thiên nhiên còn chứa cả hợp chất của axit hữu cơ. Với nguồn nước bị ô nhiễm hoặc kỵ khí, muối trong các chất acid acetic, propionic, hydrogen sulfide có thể tạo ra độ kiềm cho nước. Ngoài ra, amoni và hydroxide cũng là 2 chất có thể tạo độ kiềm của nước.

Vai trò của chất kiềm trong đời sống

Chất kiềm có rất nhiều vai trò trong cuộc sống hàng ngày. Nó không chỉ giúp cơ thể cân bằng môi trường kiềm trong cơ thể mà còn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp sản xuất, thực phẩm, xử lý nước,…

Trong công nghiệp sản xuất

  • Chất kiềm được dùng trong chế tạo hợp kim, ví dụ như Li – Al, một loại hợp kim siêu nhẹ được dùng nhiều trong kĩ thuật hàng không. Không chỉ vậy, kim loại kiềm còn được dùng đề tạo ra Cs, một loại nguyên liệu chính của tế bào quang điện.
  • Chất kiềm cũng là nguyên liệu quan trọng trong nhiều quy trình sản xuất hóa chất như hóa chất xử lý nước, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, giấy, sợi,… Trong xử lý nước, chất kiềm giúp làm tăng độ pH cho nước hoặc để loại bỏ các chất gây ô nhiễm như axit fulvic, axit humic.
  • Chất làm sạch: Natri hydroxit và kali hydroxit thường được dùng trong các sản phẩm làm sạch như dung dịch tẩy rửa, xà phòng vì chúng có khả năng phá vỡ các liên kết lipid và protein.
  • Công nghiệp thực phẩm: Chất kiềm thường được dùng để điều chỉnh độ pH trong quá trình chế biến thực phẩm và sản xuất đồ uống giải khát. Nó giúp làm tăng độ kiềm của nước, giúp cho quá trình đóng chai hoặc lên men diễn ra hiệu quả hơn.
  • Chăm sóc cá nhân: Kali hydroxit hoặc natri hydroxit được dùng trong sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm chăm sóc cá nhân như kem đánh răng, kem cạo râu, kem tẩy lông,…
  • Dược phẩm: Một số loại thuốc cũng sử dụng chất kiềm để điều chỉnh độ pH hoặc làm dung môi cho các hoạt chất.

Đối với cơ thể con người

Theo kết quả của cuộc nghiên cứu do nhà sinh học Warburg thì các tế bào và khối u ung thư tồn tại và phát triển mạnh nhất trong môi trường có độ pH < 6. Nếu cơ thể được kiềm hóa, con người có thể tránh được nhiều loại bệnh, trong đó có cả bệnh ung thư. Không những vậy, khi cơ thể ở trạng thái cân bằng kiềm, các hoocmon có lợi sẽ được kích thích tăng trưởng và con người cũng khỏe mạnh hơn.

TOP 9 thực phẩm có chất kiềm cao tốt cho sức khỏe

Có rất nhiều loại thực phẩm giàu tính kiềm trong tự nhiên. Dưới đây là một số loại rau, củ, quả giàu chất kiềm mà các bạn có thể tham khảo.

Măng tây

Măng tây có độ kiềm cao và giàu chất chống oxy hóa

Măng tây được mệnh danh là loại “rau hoàng đế” vì nó mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Đây cũng là loại rau có tính kiềm mạnh nhất trong các loại thực phẩm có sẵn trong tự nhiên. Ăn măng tây còn cung cấp rất nhiều vitamin, khoáng chất, nước và chất chống oxy hóa cho cơ thể.

Dưa hấu

pH của dưa hấu là 9.0, tức là dưa hấu có tính kiềm rất cao. Không chỉ cấp nước, tăng tính kiềm mà ăn dưa hấu còn giúp bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.

Ớt chuông

pH của ớt chuông là 8.5, khoảng pH rất tốt cho cơ thể. Ăn ớt chuông với lượng phù hợp sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, loại bỏ độc tố và giảm huyết áp, tăng cường chức năng não bộ.

Quả bơ

Bơ là một loại quả có độ pH rất cao, cụ thể thì pH của bơ là 8. Vậy nên khi ăn loại quả này, tính kiềm của bơ sẽ giúp trung hòa những thực phẩm có tính axit cao bên trong dạ dày.

Hạnh nhân

Hạt hạnh nhân khô và sữa làm từ hạt hạnh nhân cung cấp nguồn kiềm dồi dào cho cơ thể. Nó không chỉ giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu mà còn cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, đồng thời cải thiện chức năng của não bộ.

Chuối chín

Chuối chín kỹ, vỏ có vết đốm thâm sẽ có tính kiềm cao hơn chuối xanh và chuối chín vừa tầm. Loại quả này không chỉ trung hòa axit dư thừa mà nó còn cung cấp một số khoáng chất, vitamin cho cơ thể.

Chuối chín chứa rất nhiều vitamin, chất khoáng và tính kiềm

Chanh

Mặc dù nước chanh có tính axit cao nhưng khi đi vào cơ thể, nó sẽ được cơ thể chuyển thành kiềm có lợi. Vậy nên việc cho thêm một lát chanh hoặc vài giọt nước cốt chanh vào nước uống hàng ngày sẽ giúp cơ thể cân bằng tính kiềm một cách hữu hiệu.

Bông cải xanh

Bông cải xanh cũng là một loại rau rất giàu chất xơ, chất dinh dưỡng và có tính kiềm cao. Thường xuyên ăn bông cải xanh không chỉ giúp cải thiện hệ tiêu hóa mà còn tăng cường hệ miễn dịch, sức đề kháng cho cơ thể.

Tỏi

Tỏi tuy không phải là một loại thực phẩm giàu kiềm như các loại rau củ xanh lá như cải xoong, cần tây, hoa cải nhưng tỏi vẫn cung cấp một lượng nhất định các khoáng chất có tính kiềm.

Trong tỏi có chứa nhiều canxi, magie và mangan. Những khoáng chất chất này có thể có tác động kiềm hóa trong cơ thể khi được tiêu hóa và chuyển hóa. Tuy nhiên, so với nhiều loại rau củ xanh lá khác thì tác động này không lớn bằng.

Ngoài ra, tỏi cũng chứa nhiều chất hữu cơ, đặc biệt là allicin, một chất kháng vi khuẩn, chống viêm và giúp cải thiện sức khỏe tim mạch rất tốt. Đặc biệt, tỏi cũng là một nguồn cung cấp chất chống oxy hóa hiệu quả.

Tác hại khi cơ thể dư thừa axit và thiếu hụt kiềm

Tác hại của việc dư thừa axit và thiếu hụt kiềm

Việc dư thừa axit và thiếu hụt kiềm gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới cơ thể, cụ thể là:

  • Khiến men răng bị mòn và mật độ xương bị suy giảm.
  • Axit dư thừa có thể khiến da bị kích ứng, viêm nhiễm và mẩn ngứa.
  • Axit dư thừa cũng khiến cơ thể mệt mỏi, căng thẳng.
  • Môi trường axit có thể làm giảm khả năng hồi phục của cơ thể sau chấn thương hoặc bệnh tật.
  • Làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày, bệnh xương khớp như Gout, đái tháo đường, tim mạch … thậm chí là ung thư.
  • Thiếu hụt kiềm có thể làm suy giảm chức năng của cơ bắp, khiến cơ bị mỏi, co giật hoặc căng cơ,…
  • Làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề tiêu hóa như táo bón, khó tiêu.
  • Gây ra rối loạn nước và các chất điện giải.
  • Gây ra tăng nguy cơ bệnh lý: Môi trường axit trong cơ thể có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như đái tháo đường, bệnh tim mạch và bệnh ung thư.

Cách ổn định axit và kiềm hóa cho cơ thể

Để ổn định axit và kiềm hóa cơ thể, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và lối sống khoa học, lành mạnh, tăng cường thể dục, thể thao.

Xây dựng chế độ ăn uống giàu chất kiềm

Một chế độ ăn uống với các thực phẩm, đồ uống giàu chất kiềm chính là một trong những giải pháp giúp tăng tính kiềm hiệu quả cho cơ thể. Trong khẩu phần ăn uống hàng ngày, bạn nên chọn những thực phẩm có tính kiềm cao, đồng thời hạn chế thực phẩm có nhiều tính axit.

Các thực phẩm giàu kiềm và giàu tính axit

  • Thực phẩm có tính kiềm cao: Bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm như chanh, bưởi, xoài, dưa hấu, đu đủ, măng tây, hành tây, cải bó xôi, cải xanh, rau bina, tỏi, mùi tây, dầu oliu, nước ion kiềm,….
  • Hạn chế các thực phẩm có tính axit cao: Việt quất, mận khô, các loại đậu, cacao, các loại hạt như lạc, óc chó, lúa mì, bột mì trắng, bánh ngọt làm từ bột mì và đường, các chất làm ngọt như đường hóa học, đồ uống có gas, rượu bia,…

Tập luyện thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao không chỉ giúp bạn tăng cường thể lực mà còn giúp các bạn phòng chống được nguy cơ bệnh tật. Tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe và hiệu quả tập luyện, các bài tập rèn luyện phải phù hợp với thể lực, tình trạng sức khỏe và không bị mất cân đối, ví dụ như không nên quá tập trung vào một bộ phận nào đó.

Xây dựng chế độ sinh hoạt

Bên cạnh việc ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thể thao thì bạn cũng cần xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh. Bạn nên ngủ sớm thay vì thức khuya, tốt nhất là nên ngủ trước 10 giờ. Thời gian lý tưởng để thức dậy mỗi ngày là 6 giờ sáng. Sau khi thức dậy, bạn cũng nên uống một cốc nước ấm để thanh lọc cơ thể và cấp nước cho các cơ quan sau một giấc ngủ dài.

Trên đây là những thông tin về chất kiềm là gì mà đã tổng hợp lại. Để bảo vệ cơ thể, tăng cường sức khỏe và ngăn ngừa nguy cơ bệnh tật, hãy tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu tính kiềm, đồng thời duy trì một lối sống khoa học, lành mạnh bạn nhé