Nuôi tôm cũng góp phần lớn đến sự phát triển kinh tế đất nước, tuy nhiên hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường và xã hội. Để giải quyết những vấn đề này, Tiêu chuẩn Nuôi Tôm ASC (Aquaculture Stewardship Council) ra đời như một giải pháp cho sự phát triển bền vững của ngành nuôi tôm.

 

 

1. ASC là gì?

ASC (Aquaculture Stewardship Council) – Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế được thành lập vào năm 2010 với mục tiêu thúc đẩy phát triển ngành nuôi trồng thủy sản bền vững. ASC xây dựng và quản lý các chương trình chứng nhận quốc tế cho các sản phẩm nuôi trồng thủy sản, bao gồm Chương trình ASC cho Nuôi Tôm.

Điểm nổi bật của Tiêu chuẩn Nuôi Tôm ASC

  • Tiêu chuẩn quốc tế: Được xây dựng bởi Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản (ASC), một tổ chức phi lợi nhuận uy tín với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học, tổ chức phi chính phủ và doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản.

  • Hệ thống đánh giá toàn diện: Bao gồm 12 chương, đánh giá trên 4 trụ cột chính: Môi trường, Xã hội, An sinh động vật và An toàn thực phẩm. Mỗi chương được chia thành các tiêu chí và tiểu tiêu chí cụ thể, đảm bảo tính minh bạch và khách quan.

  • Tiêu chí khoa học: Dựa trên các nghiên cứu khoa học và thực tiễn tốt nhất trong ngành nuôi trồng thủy sản, đảm bảo tính hiệu quả và khả thi trong áp dụng.

  • Nguyên tắc bền vững: Xác định 4 nguyên tắc cốt lõi: Tuân thủ pháp luật, Bảo vệ môi trường, Trách nhiệm xã hội và An sinh động vật.

Nguyên tắc cốt lõi của Tiêu chuẩn Nuôi Tôm ASC

1. Nguyên tắc 1: Hoạt động hợp pháp và quản lý kinh doanh hiệu quả

Hoạt động nuôi tôm phải tuân thủ tất cả các luật pháp và quy định hiện hành. Bao gồm các tiêu chí:

  • Tiêu chí 1.1 – Tuân thủ pháp luật
  • Tiêu chí 1.2 – Hệ thống quản lý
  • Tiêu chí 1.3 – Đạo đức kinh doanh
  • Tiêu chí 1.4 – Truy xuất nguồn gốc và  Công bố minh bạch

2. Nguyên tắc 2: Hoạt động có trách nhiệm với môi trường

Giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường và bảo vệ hệ sinh thái. Bao gồm các tiêu chí:

  • Tiêu chí 2.1 – Môi trường
  • Tiêu chí 2.2 – Môi trường sống quan  trọng về mặt sinh thái
  • Tiêu chí 2.3 – Tương tác với động vật  hoang dã
  • Tiêu chí 2.4 – Loài ngoại lai và đa dạng sinh học bản địa
  • Tiêu chí 2.5 – Tác động đến Vùng đáy
  • Tiêu chí 2.6 – Chất lượng nước
  • Tiêu chí 2.7 – Xâm nhập mặn
  • Tiêu chí 2.8 – Chất rắn sinh học
  • Tiêu chí 2.9 – Sử dụng nước ngọt
  • Tiêu chí 2.10 – Sử dụng Năng lượng
  • Tiêu chí 2.11 – Sử dụng vật liệu, kiểm soát chất thải  và ô nhiễm
  • Tiêu chí 2.12 – Thức ăn chăn nuôi
  • Tiêu chí 2.13 – Rận biển
  • Tiêu chí 2.14 – Giai đoạn trước thương phẩm

​​​​​​​

3. Nguyên tắc 3: Hoạt động có trách nhiệm với xã hội

Đảm bảo điều kiện làm việc an toàn và lành mạnh cho người lao động, tôn trọng quyền lợi của cộng đồng địa phương và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững. Bao gồm các tiêu chí:

  • Tiêu chí 3.1 – Nhận thức về quyền
  • Tiêu chí 3.2 – Lao động Cưỡng bức, Lao động lệ  thuộc, Lao động bắt buộc và Buôn người
  • Tiêu chí 3.3 – Lao động Trẻ em Tiêu chí 3.4 – Phân biệt đối xử
  • Tiêu chí 3.5 – Sức khỏe và An toàn
  • Tiêu chí 3.6 – Thương lượng tập thể và  Quyền Tự do Hiệp hội
  • Tiêu chí 3.7 – Hợp đồng minh bạch
  • Tiêu chí 3.8 – Tiền lương
  • Tiêu chí 3.9 – Giờ làm việc
  • Tiêu chí 2.10 – Phản hồi về hành vi tại  nơi làm việc
  • Tiêu chí 2.11 – Chỗ ở
  • Tiêu chí 3.12 – Cơ chế khiếu nại
  • Tiêu chí 3.13 – Tương tác với Cộng đồng

​​​​​​​

4. Nguyên tắc 4: Hoạt động có trách nhiệm với sức khỏe và phúc lợi với động vật

Đảm bảo sức khỏe và phúc lợi cho động vật nuôi, giảm thiểu stress và bệnh tật. Bao gồm các tiêu chí:

  • Tiêu chí 4.1 – Sức khỏe và phúc lợi  động vật
  • Tiêu chí 4.2 – Sức khỏe & Phúc lợi động  vật Xử lý
  • Tiêu chí 4.3 – Sức khỏe & Phúc lợi – giết mổ Cá
  • Tiêu chí 4.4 – Sức khỏe & Phúc lợi – giết mổ Tôm
  • Tiêu chí 4.5 – Thuốc thú y

Lợi ích của việc áp dụng Tiêu chuẩn Nuôi Tôm ASC

  • Tôm được nuôi theo Tiêu chuẩn ASC có chất lượng cao, an toàn cho sức khỏe và thân thiện với môi trường, từ đó thu hút người tiêu dùng và nâng cao giá trị sản phẩm.

  • Tiêu chuẩn ASC được công nhận rộng rãi trên toàn cầu, giúp doanh nghiệp tiếp cận thị trường quốc tế và xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường cao cấp.

  • Việc áp dụng các nguyên tắc và tiêu chí bền vững giúp người nuôi tôm sử dụng tài nguyên hiệu quả, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh và nâng cao năng suất.

  • Góp phần bảo vệ môi trường nước, đa dạng sinh thái, cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động và thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội bền vững.

Việc áp dụng Tiêu chuẩn ASC mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng, người nuôi tôm, doanh nghiệp và môi trường, góp phần xây dựng một tương lai bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản.