Thúc đẩy hợp tác quản lý an toàn hóa chất trong các nước APEC
Tại buổi làm việc, ông Đỗ Thanh Bái, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VRCC đã báo cáo diễn biến các Cuộc họp của phiên đối thoại về hóa chất (Chemical Dialogue – CD) vừa diễn ra tại thành phố Nha Trang trong 2 ngày 18 và 19/2/2017. Đây là sự kiện nằm trong khuôn khổ các hoạt động của SOM 1 (Senior Officials Meeting) chuẩn bị cho Hội nghị Cấp cao APEC vào tháng 11 tại Đà Nẵng.
Đồng thời, những nội dung chính của các phiên họp của RCLG diễn ra tại Berlin tháng 3/2017 và chương trình các khóa đào tạo trong khuôn khổ hoạt động tăng cường năng lực RC trong 2 năm 2017 – 2018 với sự hỗ trợ của RCLG và APRO cũng được ông Đỗ Thanh Bái đề cập đến. Trong đó nhấn mạnh đến các mối quan tâm chính sách hóa chất và sức khỏe cũng như các hướng dẫn kỹ thuật được ICCA phát triển về an toàn quá trình.
Theo đó trong năm 2017 sẽ có 04 cuộc tập huấn đào tạo liên quan đến ứng phó sự cố khẩn cấp trong vận chuyển hóa chất an toàn và đánh giá an toàn quá trình theo hướng dẫn của ICCA và GPS/GHS/Đánh giá rủi ro. Tại cuộc họp, ông Đỗ Thanh Bái nhấn mạnh: “Một trong những nội dung quan trọng của CD lần này là thúc đẩy hơn nữa sự hợp tác giữa các Chính phủ và các doanh nghiệp nói chung và các hiệp hội nói riêng của các nước thành viên APEC trong quản lý an toàn hóa chất nhằm mục tiêu phát triển ngành hóa chất bền vững cũng như tự do thương mại”.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Đỗ Duy Phi, Phó Chủ tịch Hội Hóa học Việt Nam kiêm Chủ tịch VRCC đã đề xuất thảo luận những nội dung quan trọng liên quan đến những mục tiêu của VRCC như: Tăng cường sự phối hợp giữa Cục Hóa chất và Cục kiểm soát ô nhiễm để thực hiện chủ trương tăng cường hợp tác và đối thoại giữa cơ quan quản lý nhà nước và hóa chất và các doanh nghiệp hóa chất Việt Nam thông qua VRCC; Tăng cường hiệu quả của các hoạt động RC thông qua cải thiện tổ chức của Tổ thư ký VRCC; Tăngcường chất lượng và số lượng thành viên VRCC, kểcả FDI và doanhnghiệpViệt Nam; Mở rộng loại hình thành viên là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kho vận (Logistic) và chất thải chứa hóa chất tạiViệt Nam và Tăng cường hoạt động “Đánh giá các hoạt động RC”…
Cuộc họp có sự tham gia của các đại biểu đến từHội Hóa học Việt Nam,Cục Hóa chất Bộ Công Thương,Cục Kiểm soát ô nhiễm, Bộ Tài nguyên và Môi trường…
Đồng quan điểm với ông Đỗ Duy Phi, ông Nguyễn Xuân Sinh, Phó Cục trưởng Cục Hóa chất cũng thể hiện mối quan tâm đặc biệt của Cục Hóa chất Bộ Công Thương đối với các hoạt động của VRCC. Theo ông Sinh, Cục Hóa chất đã, đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ mạnh mẽ VRCC trong các lĩnh vực về tăng cường năng lực cũng như mở rộng mạng lưới VRCC.
Bên cạnh đó, ông Nguyên Anh Tuấn, Trưởng phòng Quản lý hóa chất nguy hiểm của Cục Kiểm soát ô nhiễm, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã nêu một số nội dung đang được nghiên cứu để đưa vào Thông tư vầ quản lý môi trường trong lĩnh vực hóa chất nhằm vừa đảm bảo an toàn cho môi trường vừa đảm bảo giảm nhẹ các áp lực từ phía Chính phủ lên doanh nghiệp.
Cũng tại Hội thảo, nhiều câu hỏi của phóng viên, doanh nghiệp liên quan đến các vấn đề như: Nghị định Hóa chất sửa đổi, Danh mục hóa chất, Khai báo hóa chất, kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố hóa chất… đều được các đại biểu trả lời cụ thể, rõ ràng, hợp lý. Các lãnh đạo doanh nghiệp cũng như các cán bộ liên quan đến vấn đề quản lý an toàn hóa chất từ các doanh nghiệp như DOW. EVONIK, DUPONT, AKZO NOBEL … đã chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm và ý kiến nhằm nâng cao hiệu hoạt động RC của Việt Nam và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để góp phần chia sẻ kinh nghiệm và nguồn lực trong lĩnh vực triển khai RC từ các doanh nghiệp hóa chất lớn cho Việt Nam.
Theo Cục hóa chất