Quy định dán nhãn hàng hóa hóa chất

 

Ngày 14/4/2017 Thủ tướng chính phủ đã ra nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa nói chung trong đó có các sản phẩm hóa chất, hóa chất công nghiệp.

 

 

tập hợp những thông tin liên quan trong việc ghi nhãn hàng hóa các sản phẩm hóa chất như sau:


Nhãn hàng hóa 

Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa;
Ghi nhãn hàng hóa là thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa lên nhãn hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng; để nhà sản xuất, kinh doanh, thông tin, quảng bá cho hàng hóa của mình và để các cơ quan chức năng thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát;


Vị trí nhãn hàng hóa:

Nhãn hàng hóa phải được thể hiện trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa ở vị trí khi quan sát có thể nhận biết được dễ dàng, đầy đủ các nội dung quy định của nhãn mà không phải tháo rời các chi tiết, các phần của hàng hóa.
Kích thước của chữ và số phải bảo đảm đủ để đọc bằng mắt thường. Kích thước của chữ và số thể hiện đại lượng đo lường thì phải tuân thủ quy định của pháp luật về đo lường, chiều cao chữ tối thiểu là 0,9 mm


Nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa hóa chất:

NỘI DUNG BẮT BUỘC PHẢI THỂ HIỆN TRÊN NHÃN THEO TÍNH CHẤT CỦA HÀNG HÓA
TT TÊN NHÓM HÀNG HÓA NỘI DUNG BẮT BUỘC
1 Hóa chất gia dụng a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng;
d) Thành phần hoặc hàm lượng hoạt chất;
đ) Số lô sản xuất;
e) Số đăng ký lưu hành tại Việt Nam;
g) Thông tin cảnh báo;
h) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.
2 Hóa chất a) Định lượng;
b) Ngày sản xuất;
c) Hạn sử dụng (nếu có);
d) Thành phần hoặc thành phần định lượng;
đ) Mã nhận dạng hóa chất (nếu có);
e) Hình đồ cảnh báo, từ cảnh báo, cảnh báo nguy cơ (nếu có);
g) Biện pháp phòng ngừa (nếu có);
h) Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản.

 

QUY ĐỊNH CÁCH GHI ĐỊNH LƯỢNG CỦA HÀNG HÓA
STT ĐƠN VỊ ĐO CÁCH THỂ HIỆN
1 Đơn vị đo khối lượng kilôgam (kg), gam (g), miligam (mg), microgam (µg).
2 Đơn vị đo thể tích lít (l), mililít (ml); microlít (µl).
3 Trường hợp hàng hóa ở trạng thái rắn thì dùng đơn vị đo thể tích mét khối (m3), decimét khối (dm3), centimét khối (cm3), milimét khối (mm3).
4 Đơn vị đo diện tích mét vuông (m2), decimét vuông (dm2), centimét vuông (cm2), milimét vuông (mm2).
5 Đơn vị đo độ dài mét (m), decimét (dm), centimét (cm), milimét (mm).
TT TRẠNG THÁI, DẠNG HOẶC LOẠI HÀNG HÓA CÁCH GHI
1 – Hàng hóa dạng rắn, khí.
– Hàng hóa là hỗn hợp rắn và lỏng.
– Hàng hóa là khí nén.
– Khối lượng tịnh.
– Khối lượng tịnh hỗn hợp và khối lượng chất rắn.
– Khối lượng tịnh của khí nén và khối lượng tịnh của bình áp lực (hoặc khối lượng tịnh của khí nén và tổng khối lượng của khí nén, bình áp lực).
2 – Hàng hóa dạng nhão, keo sệt.
– Hàng hóa dạng nhão có trong các bình phun.
– Khối lượng tịnh hoặc thể tích thực.
– Khối lượng tịnh gồm cả chất nhão và chất tạo áp lực phun.
3 – Hàng hóa dạng lỏng.
– Hàng hóa dạng lỏng trong các bình phun.
– Thể tích thực ở 20 °C.
– Thể tích thực ở 20 °C gồm cả chất lỏng và chất tạo áp lực phun.
QUY ĐỊNH CÁCH GHI NGÀY SẢN XUẤT, HẠN SỬ DỤNG
TT TRƯỜNG HỢP CÁCH GHI
1 Cách ghi ngày, tháng, năm đối với ngày sản xuất, hạn sử dụng, hạn bảo quản quy định tại Điều 14 Nghị định này. Giữa ngày, tháng, năm có thể dùng dấu chấm (.), dấu gạch chéo (/), dấu gạch ngang (-) hoặc dấu cách ( ).
– NSX: 020416
HSD: 021018; hoặc
– NSX 02 04 16
HSD 02 10 18; hoặc
– NSX: 02042016
HSD: 02102018; hoặc
– NSX: 02042016
HSD: 02 10 2018; hoặc
– NSX: 02/04/16
HSD: 02/10/18; hoặc
– NSX: 020416

HSD: 30 tháng; hoặc
– NSX: 020416
HSD: 30 tháng kể từ NSX.
– HSD: 021018
NSX 30 tháng trước HSD
– NSX: 160402 (năm/ tháng/ngày)
– HSD: 181002 (năm/ tháng/ngày)

2 Trường hợp không ghi được chữ “NSX”, “HSD” cùng với chữ số chỉ ngày, tháng, năm thì phải hướng dẫn trên nhãn. Ví dụ: ở đáy bao bì ghi thời gian sản xuất và hạn sử dụng là “020416 021018” thì trên nhãn phải ghi như sau: “Xem NSX, HSD ở đáy bao bì”.
3 Trường hợp trên nhãn ghi bằng tiếng nước ngoài NSX”, “HSD” thì phải hướng dẫn trên nhãn. Ví dụ: Ở bao bì ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng là “MFG 020416 EXP 021018” thì trên nhãn phải ghi như sau: NSX, HSD xem “MFG” “EXP” trên bao bì.
4 Quy định ghi tháng sản xuất thì ghi số chỉ tháng và số chỉ năm. Ví dụ: Sản xuất tháng 2 năm 2006, trên nhãn ghi là “SX 02/16” hoặc “SX 02/2016” hoặc “Sản xuất tháng 02 năm 2016”.
5 Quy định ghi năm sản xuất thì phải ghi cả 4 chữ số chỉ năm. Sản xuất năm 2016 thì trên nhãn ghi là “Sản xuất năm 2016” hoặc “Năm sản xuất: 2016”.
6 Hạn sử dụng theo quy định tại khoản 11 Điều 3 của Nghị định     /2017/NĐ-CP còn được thể hiện bằng: Hạn sử dụng cuối cùng (Expiration date hoặc use by dates) và hạn sử dụng tốt nhất (Best if used by dates hoặc Best before dates). – Hạn sử dụng cuối cùng (Expiration date hoặc use by dates) ghi như hạn sử dụng và được viết tắt là “HSD” theo trường hợp 1, 2, 3 Mục này.
– Hạn sử dụng tốt nhất (Best before dates) phải ghi đầy đủ cả cụm từ là “Sử dụng tốt nhất trước…”. Việc ghi mốc thời gian sau cụm từ “Sử dụng tốt nhất trước” theo quy định tại trường hợp 1, 2 hoặc 3 Mục này.
QUY ĐỊNH CÁCH GHI VỀ THÀNH PHẦN, THÀNH PHẦN ĐỊNH LƯỢNG CỦA HÀNG HÓA
LOẠI HÀNG HÓA MẶT HÀNG CÁCH GHI
Hóa chất – Hóa chất.
– Hóa chất chứa trong bình chịu áp lực.
– Công thức hóa học, công thức cấu tạo, thành phần định lượng.
– Ghi thêm dung lượng nạp.
QUY ĐỊNH CÁCH GHI KHÁC VỀ THÔNG SỐ KỸ THUẬT, THÔNG TIN, CẢNH BÁO VỆ SINH, AN TOÀN CỦA HÀNG HÓA
LOẠI HÀNG HÓA MẶT HÀNG CÁCH GHI
Hóa chất – Hóa chất
– Nếu là hóa chất dễ cháy, nổ, độc hại, ăn mòn.
– Nếu là hóa chất chứa trong bình chịu áp lực.
– Chỉ tiêu chất lượng đặc trưng.
– Ghi thêm cảnh báo tương ứng.
– Ghi thêm số hiệu bình, dung lượng nạp, người nạp, cảnh báo nguy hại.