Cơ chế tác dụng của hóa chất PAC
Khi keo tụ các chất lơ lửng trong nước, người ra sử dụng muối clorua của Al (III). Lúc này, do sự phân ly và thủy phân ta có các hạt: Al3+ Al(OH)2+, Al(OH)4– và Al(OH) phân tử, cùng với ba hạt polyme đó là Al2(OH)24+, Al3(OH)45+, Al13O4(OH)247+ và Al(OH)3 rắn. Trong số đó, Al13O4(OH)247+ chính là tác nhân tạo ra sự keo tụ chính và tốt nhất hiện nay. Chất này được gọi tắt là Al13.
Cơ chế tác dụng của hóa chất PAC diễn ra cũng rất dễ hiểu, khi mà PAC hòa tan trong nước sẽ tạo ra các hạt Al13 có điện tích (7+). Các hạt polyme trung hòa điện tích hạt keo và gây keo tụ rất mạnh, tốc độ thủy phân của chúng cũng chậm hơn Al3+ rất nhiều. Chính vì thế mà chúng tăng thời gian tồn tại của các hạt Polyme trong nước làm tăng khả năng tác dụng của chúng lên các hạt keo cần xử lý. Mặt khác, kích thước hạt Polyme lớn hơn nhiều so với Al3+ nên hình bông cặn cũng to và chắc hơn, thuận lợi cho quá trình trợ lắng tiếp theo.
Điểm đặc biệt đó là vùng pH hoạt động của PAC cũng lớn gấp 2 lần so với phèn nên việc ứng dụng PAC phổ biến và rộng rãi hơn. Đồng thời hóa chất PAC có hiệu quả rất mạnh khi sử dụng ở liều lượng thấp, do đó cần phải sử dụng liều lượng thích hợp, theo quy định, không nên lạm dụng sử dụng quá liều lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.
Cách pha hóa chất PAC đúng chuẩn
Cách pha hóa chất PAC bột hay PAC lỏng tùy vào độ đục, chất lượng hữu cơ, độ pH trong nước mà liều dùng là khác nhau:
- Đối với nước có độ đục < 90NTU: liều lượng từ 6 – 10g/ m3 hóa chất keo tụ PAC
- Đối với nước có độ đục > 90NTU: liều lượng từ 10 – 30g/ m3 hóa chất PAC
- Trong xử lý nước thải công nghiệp sản xuất giấy, dệt, nhuộm, liều lượng khuyến cáo sử dụng từ 20 – 200 g/m3.
=> Lưu ý: Để xác định được liều lượng hóa chất PAC cần dùng thì quý vị nên sử dụng phương pháp Jar test để xác định chính xác nhất.