Nguyên nhân và hướng xử lý nước ao tôm bị nhớt tốt nhất

 

Những mô hình nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh công nghệ cao trên ao lót bạt cho hiệu quả thu hoạch cực tốt. Tuy nhiên, trong suốt quá trình sử dụng lại xảy ra hiện tượng ao lót bạt bị đóng nhớt, đóng rong rêu hay làm nấm đồng tiền, nấm thủy mi gây hại cho tôm. Hãy cùng đi vào tìm hiểu nguyên nhân để biết cách xử lý nước ao tôm bị nhớt nhanh chóng ngay dưới đây.

 

 

1. Nước ao tôm bị nhớt vì nguyên nhân nào?

Thật ra, có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ao nuôi bị nhớt bạt nhưng chủ yếu vẫn tập trung ở các vấn đề sau:

Nước ao tôm bị nhớt vì nguyên nhân nào?

Nước ao tôm bị nhớt xảy ra do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Do thức ăn tôm dư thừa

Việc cho ăn chính là một trong các khâu quan trọng nhất trong quá trình nuôi trồng thủy sản nói chung, nuôi tôm nó riêng. Ở từng điều kiện hay giai đoạn nuôi khác nhau, tôm sẽ có mức độ và chế độ cho ăn khác nhau.

Nếu người nuôi quản lý việc cho tôm ăn không thực sự hiệu quả và để xảy ra tình trạng dư thừa, khiến nguồn nước ô nhiễm, hình thành khí độc. Sau một thời gian, làm lượng khí độc có trong ao nuôi tăng lên, dựa theo mức độ ô nhiễm mà hình thành nhớt bạt, rong rêu.

Mật độ tảo trong ao cao

Trong các ao nuôi tôm thông thường sẽ xuất hiện 5 ngành tảo chính và được phân chia thành 2 nhóm. Nhóm 1 là những loại tảo có lợi, không chứa độc tố và ít gây ra các hiện tượng nở hoa như tảo lục, tảo khuê. Trong khi đó, nhóm 2 sẽ bao gồm các loại tảo có hại cho tôm, thường gây hiện tượng nở hoa, lợn cợn và chứa nhiều chất độc như tảo giáp, tảo lam, tảo mắt.

Nhưng khi việc kiểm soát mật độ tảo trong ao nuôi không thực sự chặt chẽ lại gây ra các hệ lụy không đáng có. Dù là tảo có lợi hay có hại đều sẽ bị nở hoa (sụp tảo) và đó cũng là nguyên nhân chính gây ra nhớt bạt và cợn nước bên trong ao nuôi.

Lạm dụng mật rỉ đường

Mật rỉ đường vốn dĩ là mật mía cô đặc được trong quá trình làm được cát, có hàm lượng dinh dưỡng cao cung cấp cho tảo và vi sinh,… Tuy nhiên, trong mật rỉ đường chứa khá nhiều hại khuẩn cùng nấm gây hại cho ao nuôi. Khi sử dụng quá liều gây nên tình trạng “xanh tảo”, khuẩn bị tăng nhanh khiến nước ao tôm bị nhầy, gây nhớt ở đáy bạt.

Cách xử lý nước ao tôm bị nhớt tốt nhất chính là mọi người phải ủ với men vi sinh hay thay đổi mật đường bằng các loại đường khác như đường cát, đường chảy,… Ngoài ra bà con cũng nên sử dụng các dòng men vi sinh xử lý nhớt bạt trực tiếp, không cần phải ủ để rút ngắn thời gian, tiết kiệm chi phí.

Sử dụng hóa chất

Khi dùng các loại hóa chất có công dụng lắng lọc như PAC, thuốc tím KMnO4 hay chất kim loại EDTA,… Trường hợp không phù hợp với từng công đoạn xử lý hay liều lượng sử dụng hóa chất không linh hoạt đối với từng nguồn nước khác nhau. Hoặc người nuôi sử dụng thêm hóa chất khác như vôi, Zeolite, Dolomite có chất lượng thấp, có nhiều tạp chất. Tất cả chúng không thể nào tan được sau đó lắng xuống đáy ao nuôi nên đã hình thành nhớt bạt và rong rêu.

2. Các tác hại khi ao tôm bị nhớt nên biết

Các tác hại khi ao tôm bị nhớt nên biết

Các tác hại khi ao tôm bị nhớt nên biết

Khi nhớt bạt xuất hiện ở ao nuôi tôm gây ra khá nhiều nguy hiểm, bởi khu vực này là nơi vi khuẩn và nấm gây hại phát triển. Vì thế, chúng gây ra rất nhiều tác hại đối với ao nuôi tôm nếu như không xử lý kịp thời. Cụ thể:

  • Ao nuôi bị nhớt chính là nơi cư trú của các mầm bệnh như vi khuẩn, nấm hay nguyên sinh động vật. Nếu ăn trực tiếp hay tiếp xúc với dịch nhầy này có thể khiến cho tôm dễ bị mắc các bệnh về đường ruột hơn, gây nhiều nguy hiểm.

  • Nhớt bạt xuất hiện góp phần hình thành điều kiện kỵ khí, sản sinh ra khi độc trong ao nuôi và gây hại cho tôm.

  • Rong tảo có khả năng phát triển mạnh mẽ hơn vì có nhớt trong ao nuôi, phá vỡ sự cân bằng của nước ao và có thể khiến nguồn oxy bị cạn kiệt.

  • Không chỉ vậy, nhớt bạt cũng gây ra nhiều khó khăn cho người nuôi, để xử lý cần phải gia tăng nhiều chi phí hơn.

3. Hướng dẫn cách hạn chế và xử lý nước ao tôm bị nhớt hiệu quả

Nước ao tôm bị nhớt thường xảy ra trong các khu vực hồ nuôi bằng bạt hơn, khiến người nuôi gặp nhiều khó khăn. Vì thế, để hạn chế tình huống này xảy ra, khách hàng nên tìm hiểu một số cách phòng chống cũng như xử lý ao tôm bị nhớt được chia sẻ ngay dưới đây.

Cách phòng chống nước ao nuôi tôm bị nhớt hiệu quả

Cách phòng chống nước ao nuôi tôm bị nhớt hiệu quả

Cách phòng chống nước ao nuôi tôm bị nhớt hiệu quả

Nhớt tôm chủ yếu xuất hiện do sự tập hợp của những loại chất thải trong suốt quá trình nuôi. Nên muốn phòng chống hiện tượng này, khách hàng cần quản lý chất thải trong hồ nuôi một cách hiệu quả nhất. Đồng thời còn phải lưu ý tới các vấn đề sau để hạn chế xuất hiện tình trạng nhớt bạt trong ao nuôi tôm của mình.

  • Ao bạt nuôi tôm cần được trang bị hệ thống lọc, lắng nhằm loại bỏ tất cả chất thải khi cấp nước nuôi tôm. Nếu cần thiết, bạn có thể dùng một số loại hóa chất xử lý nước giúp trợ lắng chất hữu cơ không thể loại bỏ được bằng hệ thống lọc giữa những đợt nuôi.

  • Phải tiến hành làm một hệ thống xiphong ở đáy ao nhằm thu gom tất cả những chất thải vào trong tâm ao hồ. Như thế, bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc loại bỏ những chất thải định kỳ suốt quá trình nuôi tôm.

  • Ngay trước mỗi vụ nuôi phải vệ sinh, chà rửa sạch sẽ nền bạt, đảm bảo không còn bị nhớt bạt nữa.

  • Chọn lựa thức ăn chất lượng tốt tại đơn vị uy tín, phù hợp với từng độ tuổi tôm nuôi.

  • Chỉ thả một lượng thức ăn phù hợp cho tôm nuôi để hạn chế việc dư thừa thức ăn ở ao.

  • Sử dụng các loại men vi sinh thường xuyên để ổn định chất lượng nước trong ao nuôi trồng.

Hướng dẫn chi tiết các cách xử lý nước ao tôm bị nhớt

Hướng dẫn chi tiết các cách xử lý nước ao tôm bị nhớt

Hướng dẫn chi tiết các cách xử lý nước ao tôm bị nhớt

Tùy thuộc vào từng tình trạng nhất định, bạn có thể lựa chọn một trong những cách sau hay kết hợp chúng để xử lý nước ao tôm đang bị nhớt bạt.

  • Sử dụng men vi sinh giảm nhớt bạt đang là phương án phổ biến mà nhiều người nuôi lựa chọn bởi tính hiệu quả và không gây mất sức.

  • Duy trì mực nước trong ao nuôi thích hợp ≥ 1,3m, đảm bảo ánh sáng không thể xuyên tới đáy.

  • Lau chùi sạch nhớt khi thả giống mới hay gây màu nước giả trước khi thả tôm để tránh ao có tảo. Tới khi thả tôm cho ăn mới tạo màu ổn định để hạn chế sụp floc gây nhớt bạt.

  • Quản lý nguồn thức ăn chặt chẽ để hạn chế sự dư thừa, nguyên nhân khiến cho rong nhớt phát triển tốt hơn.

  • Tăng cường chạy quạt, sục khí ở đáy để tăng oxy hòa tan và tạo thêm điều kiện phóng thích khí độc nhanh chóng khỏi môi trường ao nuôi, tiến hành xiphong đáy bạt định kỳ.

Với các chia sẻ về nguyên nhân, tác hại, cách phòng chống và xử lý nước ao tôm bị nhớt ở phía trên. Hy vọng đã giúp bạn có thêm thông tin hữu ích và cần thiết nếu gặp phải tình trạng đó. Hãy nhớ tìm hiểu kỹ càng và tham khảo thêm nhiều bài viết trên website của chúng tôi để tìm ra cách xử lý nước triệt để nhất nhé!