hực trạng tôm bỏ ăn cũng không phải là hiện tượng quá xa lạ tại các hộ nuôi tôm. Khi tôm bỏ ăn, chất lượng tôm thương phẩm chắc chắn sẽ suy giảm. Vậy nguyên nhân tôm bỏ ăn là gì và biện pháp khắc phục tôm bỏ ăn ra sao. Các bạn hãy dành ra một chút thời gian để cùng với hóa chất  đi tìm câu trả lời chi tiết bạn nhé.

 

 

Nguyên nhân tôm bỏ ăn, giảm ăn là gì?

Tôm có thể giảm ăn, bỏ ăn vì nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó phải kể đến là:

Sự thay đổi đột ngột của nhiều yếu tố trong môi trường nước

Môi trường nước ao nuôi tôm thay đổi đột ngột làm tôm bỏ ăn

Môi trường nước ao nuôi tôm thay đổi đột ngột làm tôm bỏ ăn

Tôm rất nhạy cảm với sự thay đổi đột ngột của môi trường nước, ví dụ như sự thay đổi nhanh của nhiệt độ, độ pH, hàm lượng oxy hòa tan,…. Những thay đổi này có thể khiến tôm bị stress và từ chối ăn. Cụ thể như sau:

– Nhiệt độ nước

Tôm là động vật lưỡng cư nhiệt đới, có yêu cầu nhất định về nhiệt độ nước để diễn ra các hoạt động sinh lý và tiêu hóa thức ăn. Nếu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp so với mức điều kiện lý tưởng, tôm có thể sẽ không thoải mái và từ chối ăn. Khoảng nhiệt độ thích hợp để tôm thẻ chân trắng ăn và tiêu hóa tốt là từ 25°C – 30°C, còn tôm sú thì từ 28°C – 30°C. Khi nhiệt độ xuống dưới mức 25°C, sức ăn của tôm sẽ giảm khoảng 30 – 40%. Khi nhiệt độ xuống dưới 20°C, tôm gần như không ăn và dễ bị rớt đáy.

– Hàm lượng oxy hòa tan

Tôm cần một lượng oxy nhất định để hô hấp và trao đổi chất. Nếu nồng độ oxy hòa tan trong nước quá thấp, thường xảy ra ở các ao nuôi có nguồn nước lún, nhiệt độ cao, tôm sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thu và sử dụng thức ăn. Tôm hô hấp tốt và ăn khỏe khi hàm lượng oxy trong nước đạt mức tối thiểu là 5mg/l và ăn yếu, thậm chí là bỏ ăn khi lượng oxy xuống dưới 2mg/l.

– Nồng độ các khí độc

Amoniac, hydro sunfua và nitrit là các chất khí độc hại cho tôm. Nếu nồng độ các khí này ở trong nước quá cao do quá trình phân hủy chất thải hữu cơ, tôm sẽ stress và bỏ ăn, giảm ăn

  • Hydro sunfua gây nên hiện tượng tôm bỏ ăn vào buổi sáng. Do độ pH của nước ao vào buổi thường thấp hơn bình thường và điều này đã làm tăng độc tính của H2S. Nếu nồng độ khí H2S tăng lên quá cao, tôm có thể bị tím tái và rớt đáy.
  • Nồng độ khí nitrit thường tăng cao khi pH tăng cao (pH nước ao buổi chiều cao hơn buổi sáng), gây ngộ độc cho tôm và khiến tôm mất khả năng bài tiết các chất độc. Điều này đã làm mất cân bằng áp suất thẩm thấu trong cơ thể khiến tôm bỏ ăn, rớt đáy

Chất lượng thức ăn kém, không đảm bảo

Tôm bỏ ăn do chất lượng thức ăn kém cũng là một vấn đề phổ biến trong nuôi tôm. Cụ thể là:

– Chất lượng thức ăn không đảm bảo: Thức ăn cho tôm cần có đầy đủ dinh dưỡng và không nên bị ô nhiễm. Nếu thức ăn không tươi mới, không đủ dinh dưỡng hoặc bị nhiễm khuẩn, tôm sẽ không muốn ăn.

– Kích cỡ và hình thức của thức ăn: Tôm có thể không thích ăn thức ăn quá lớn, quá nhỏ hoặc không phù hợp với kích thước miệng của chúng. Nếu kích cỡ thức ăn không phù hợp, tôm có thể từ chối ăn.

– Khả năng tiêu hóa của thức ăn: Thức ăn cần phải được xử lý và chuẩn bị sao cho tôm có thể dễ tiêu hóa. Nếu thức ăn quá cứng, quá khó tiêu hóa hoặc không phù hợp với hệ tiêu hóa của tôm, chúng sẽ không thể tiêu thụ được.

– Mùi vị của thức ăn: Tôm có thể không thích mùi vị của loại thức ăn nào đó. Nếu thức ăn có mùi hôi khó chịu hoặc mùi vị không đúng, tôm có thể bỏ ăn.

– Thức ăn chứa chất cấm hoặc chất độc hại: Thỉnh thoảng, thức ăn có thể bị nhiễm các chất cấm hoặc chất độc hại do quy trình sản xuất không đảm bảo. Việc tiếp xúc với các loại thức ăn như vậy có thể khiến tôm bỏ ăn.

Cho tôm ăn sai cách

Việc cho tôm ăn phù hợp với mỗi giai đoạn phát triển của tôm đặc biệt quan trọng. Nếu bạn cho ăn không đúng, cho ăn chỗ nhiều chỗ ít, tôm không chỉ phát triển không đều, còi cọc mà còn làm tăng nhanh chóng lượng chất thải dư thừa có trong ao. Khi lượng chất thải tăng, nguy cơ phát sinh và gia tăng nồng độ khí độc là rất cao. Kết quả là tôm bỏ ăn, chậm lớn và bị nhiễm bệnh do khí độc trong nước ao.

Cho tôm ăn sai cách cũng là nguyên nhân khiến tôm bỏ ăn

Do bệnh tật

Yếu tố dịch bệnh có ảnh hưởng trực tiếp đến các cơ quan và bộ phận trên cơ thể của tôm, đặc biệt là các bệnh đường ruột và bệnh gan. Những bệnh này sẽ ảnh hưởng đáng kể đến sức ăn của chúng:

– Bệnh phân trắng, bệnh đường ruột

Tôm mắc bệnh bệnh đường ruột lỏng lẻo, phân lỏng (xuất hiện mủ ở đuôi hoặc khi bóp vào phần đuôi thì thấy đường ruột di chuyển, chạy lên chạy xuống), hoặc bệnh phân trắng (quan sát phần tiếp giáp giữa mình và đầu ngực tôm thì thấy đường ruột chuyển sang màu trắng đục hoặc vàng) sẽ làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn của tôm. Việc này đã khiến sức ăn của tôm giảm dần, sau đó là bỏ ăn.

– Bệnh gan

Gan tôm có màu sắc nhợt nhạt, sắc tố của tôm bị sậm lại khiến tôm nhìn bị tối. Khi gan tôm bị nhiễm bệnh, nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa của tôm, khiến tôm bỏ ăn, giảm ăn.

Ngoài bệnh đường ruột và phân trắng thì một số bệnh khác do virus, i khuẩn gây ra cũng làm giảm sức ăn của tôm, ví dụ như bệnh do virus HPV, MBV ký sinh trên gan tụy, bệnh đóng rong, bệnh teo gan,…

Một số biện pháp khắc phục tôm bỏ ăn, giảm ăn

Khi tôm bỏ ăn, giảm ăn, bạn phải chủ động và có các biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục thực trạng tôm bỏ ăn:

Ổn định môi trường nước tôm

Đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng nước như nhiệt độ, độ pH, độ mặn, nồng độ oxy hóa, khí amoniac, nitrit… đều ở trong mức cho phép và phù hợp với loài tôm được nuôi.

– Khi thấy trời âm u hoặc có mưa, bạn cần giảm lượng thức ăn cho tôm xuống khoảng 30%, đồng thời tăng cường chạy quạt nước, sục khí để oxy phân bố đều vào các tầng nước trong ao. Việc này sẽ giúp tôm tránh bị stress và giảm thiểu tối đa tình trạng tôm bỏ ăn.

– Khi nhiệt độ môi trường xuống thấp, nhất là khi nuôi tôm vào mùa đông, bạn nên giảm lượng thức ăn và kéo dài các cữ ăn trong ngày để tránh việc dư thừa thức ăn gây ô nhiễm môi trường nước nuôi.

– Thường xuyên thay nước, vệ sinh ao và kiểm tra hệ thống lọc nước định kỳ để giảm thiểu tối đa các vấn đề gây stress cho tôm.

– Sử dụng các chế phẩm sinh học để phân hủy thức ăn thừa, các chất thải hữu cơ, giúp gây màu nước đẹp và tạo môi trường ổn định giúp tôm tăng sức đề kháng, phát triển khỏe mạnh.

Việc cấp môi trường sống ổn định, tránh các yếu tố gây stresscho tôm sẽ tạo điều kiện giúp tôm phát triển khỏe mạnh, có chất lượng tốt.

Đảm bảo nguồn thức ăn cho tôm có chất lượng tốt

Đảm bảo nguồn thức ăn có chất lượng tốt

Đối với vấn đề thức ăn cho tôm, bạn cần lựa chọn thức ăn phù hợp với từng loài tôm và giai đoạn phát triển. Nguồn thức ăn phải đảm bảo tươi mới, không bị nhiễm khuẩn và có đủ dinh dưỡng cần thiết.

Lưu ý là phải thử nghiệm và điều chỉnh kích thước, hình thức của thức ăn để phù hợp với tôm nuôi.

Cho tôm ăn đúng cách

Trong quá trình nuôi, bạn cần phải theo dõi tỉ lệ thức ăn tiêu thụ so với lượng tôm trong ao. Cân đối các thành phần dinh dưỡng trong thức ăn như protein, carbohydrate, lipi và các vitamin, khoáng chất.

Quá trình cho tôm ăn và việc lựa chọn thức ăn cần phải phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm. Ví dụ đối với tôm thẻ chân trắng 100.000 con, bạn có thể áp dụng cách cho ăn như sau:

– Tháng đầu tiên sau khi thả tôm giống

Cho ăn 4 – 5 bữa ăn/ngày. Mỗi lần chỉ cho tôm ăn khoảng 2,7kg và tăng dần lượng thực ăn lên theo ngày nếu thấy tôm ăn khỏe, khỏe mạnh. Trong giai đoạn này, bạn nên lưu ý lựa chọn loại thức ăn có kích thước nhỏ vì kích thước đường ruột của tôm mới thả nhỏ. Nếu cho tôm ăn thức ăn có kích thước quá lớn, tôm sẽ khó tiêu hóa và khó hấp thu.

– Những tháng tiếp theo

Trong những tháng tiếp theo, hãy giảm số bữa ăn xuống còn 3 – 4 bữa/ngày. Ở giai đoạn này, bạn có thể cho tôm ăn những loại thức ăn có kích thước lớn hơn giai đoạn 1.

Lưu ý là không nên cho tôm ăn vào ban đêm nếu hàm lượng oxy trong ao nuôi không đáp ứng đủ nhu cầu hô hấp của tôm. Bởi lẽ việc làm này có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của tôm, khiến tôm bỏ ăn, lột xác không đều và khó cứng vỏ sau khi lột…

Điều trị và phòng ngừa các bệnh trên tôm

Để kiểm soát các bệnh phổ biến trên tôm, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tật cho tôm như sử dụng vắc-xin, thuốc kháng sinh hoặc các chất điều trị khác. Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn những con tôm giống tốt, không bị nhiễm bệnh thông qua việc thực hiện các xét nghiệm PCR.

Ngoài ra, bạn nên thả nuôi với mật độ vừa phải và quản lý lượng tảo trong ao nuôi hợp lý. Đồng thời đảm bảo các biện pháp vệ sinh và kiểm soát môi trường nước nuôi để giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình tôm phát triển

Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình tôm phát triển

Trong quá trình nuôi tôm, bạn cũng nên kiểm tra sức khỏe tôm và quan sát hành vi ăn uống của chúng. Thường xuyên theo dõi các biến động về việc ăn uống và tình trạng sức khỏe của tôm để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.

Khi tôm bỏ ăn, bạn không nên chủ quan mà cần phải nhanh chóng xác định nguyên nhân, sau đó áp dụng các biện pháp khắc phục thích hợp để giảm thiểu tối đa tổn thất và duy trì năng suất của vụ nuôi tôm.

Nói tóm lại, để giảm thiểu tình trạng tôm bỏ ăn do yếu tố môi trường, bạn cần phải đảm bảo điều kiện môi trường nước nuôi tôm ổn định, vệ sinh và phù hợp với nhu cầu sinh lý của tôm. Điều này cũng bao gồm việc sử dụng các công nghệ nuôi tiên tiến cùng các phương pháp quản lý hiệu quả để giảm thiểu các yếu tố gây stress cho tôm trong quá trình nuôi.