ôm chết hàng loạt là một hiện tượng khiến người nuôi tôm bị thiệt hại nặng nề. Để giải quyết vấn đề này, việc quan trọng nhất mà bà con phải làm là xác định được nguyên nhân cụ thể và thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt và cách khắc phục vấn đề này ra sao. Bà con hãy cùng chúng tôi giải đáp nhé.

 

 

Những nguyên nhân tôm chết hàng loạt

Tôm chết hàng loạt có thể do rất nhiều nguyên nhân. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến mà bà con có thể tham khảo:

Chất lượng nước không tốt

Nước trong ao nuôi tôm bị ô nhiễm, độ pH không ổn định, nồng độ oxy hòa tan thấp hoặc nồng độ khí độc cao có thể khiến tôm bị stress và dẫn đến tử vong. Sự ô nhiễm nước bởi các chất độc hại như ammonia, nitrate, nitrite hoặc các hợp chất hữu cơ khác cũng có thể gây ra sự suy giảm sức khỏe và khiến tôm chết.

Bệnh tật dẫn tới tôm chết hàng loạt

Các căn bệnh do vi khuẩn, virus, nấm hoặc các loại ký sinh trùng có thể lây lan nhanh chóng trong môi trường ao nuôi, gây ra tình trạng tôm chết hàng loạt. Dưới đây là một số căn bệnh phổ biến có thể gây ra tình trạng tôm chết hàng loạt trong ao nuôi:

  • Bệnh do vi khuẩn Vibrio gây ra: Loại bệnh mà Vibrio gây ra có thể kể đến là phân trắng, đục cơ, đốm đen, phát sáng và đặc biệt “Hoại tử gan tụy cấp” AHPND/EMS”. Những bệnh này khiến tôm bệnh chết hàng loạt, gây tổn hại nghiêm trọng đến năng suất vụ nuôi tôm.

  • Bệnh đốm trắng WSSV: Tôm mắc bệnh có dấu hiệu sưng phồng, điểm trắng trên cơ thể và chết nhanh chóng.

  • Bệnh đuôi đỏ Taura Syndrome Virus (TSV): Tôm mắc bệnh phần đuôi có màu đỏ nhạt, có dấu hiệu hoại tử cục bộ. Tôm bị mềm vỏ, rỗng ruột và có tỉ lệ chết cao khi lột xác.

  • Bệnh IMNV: Tôm bệnh có triệu chứng bị co cơ, mất sức và tử vong. Bệnh này gây ra tỷ lệ tử vong khá lớn trong quần thể tôm thẻ chân trắng. Mô đích của tôm bị nhiễm trùng IMNV là cơ vân (chủ yếu là cơ xương và ít gặp hơn ở cơ tim). Vậy nên tôm bị nhiễm IMNV tập trung vào các khu vực hoại tử trắng ở cơ vân, nhất là ở các phần bụng và đuôi.

  • Bệnh vi trùng bào tử EHP: Tôm bệnh bị tổn thương gan và gan phình to, làm giảm sức kháng của tôm. Tôm mắc bệnh chậm lớn, vỏ mềm và màu sắc cơ thể có sự biến đổi thành trắng sữa hoặc màu mờ đục.

  • Bệnh đỏ thân: Do nhiễm khuẩn gây ra, khiến thân tôm bị viêm nhiễm dẫn đến mất màu, có thể dẫn đến tử vong.

Rong nhớt

Rong nhớt nhiều khiến tôm chết hàng loạt

Rong nhớt nhiều khiến tôm chết hàng loạt

Sự phát triển quá mức của rong nhớt trong ao nuôi tôm có thể làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, gây cản trở đến quá trình hô hấp của tôn, gây ra tình trạng chết hàng loạt.

Thiếu dinh dưỡng

Tôm cần một lượng thức ăn vừa đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Việc thiếu thức ăn hoặc lượng thức ăn không cân đối có thể làm khiến tôm bị giảm đi sức đề kháng, khiến chúng dễ mắc bệnh và chết.

Stress do môi trường có biến đổi bất thường

Sự thay đổi nhanh chóng của môi trường ao nuôi liên quan đến các vấn đề như nhiệt độ, ánh sáng, lưu lượng nước có thể khiến tôm bị stress, dẫn đến tình trạng chết hàng loạt. Vậy nên người nuôi cần chú ý khi thực hiện đúng quy trình tẩy dọn, diệt tạp khuẩn, phơi đáy ao và khử trùng nền đáy.

Thiếu oxy trong nước khiến tôm chết hàng loạt

Thiếu oxy trong nước có thể xảy ra do sự suy giảm lưu lượng nước, mật độ tôm dày đặc hoặc sự phát triển quá mức của tảo cũng là nguyên nhân tôm chết. Ví dụ như khi tôm vừa lột xác, cơ thịt còn rất mềm, sức khỏe rất yếu và chưa kịp hấp thu khoáng từ môi trường bên ngoài để cứng vỏ, việc mật độ tôm dày đã làm tôm đâm lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau, khiến tôm chết.

Tỷ lệ khoáng không phù hợp, độ pH và độ kiềm thấp

Tỷ lệ khoáng canxi, magie, kali trong ao nuôi không hợp lý khiến tôm khó hình thành vỏ mới sau khi lột xác. Điều này cũng là nguyên nhân khiến tôm chết hàng loạt. Ở những ao nuôi có độ mặn thấp, nuôi trái vụ vào mùa mưa hoặc các ao nuôi bị nhiễm phèn, việc mưa xuống sẽ làm phèn bị rửa trôi, khiến pH trong ao suy giảm, gây ra các biến động môi trường nước trong ao.

Hiện tượng tảo tàn

Trong giai đoạn tôm lột xác, nếu gặp tình trạng ao nuôi bị sụp tảo, tảo tàn, xác tảo bám vào mang tôm, quá trình hô hấp của tôm sẽ bị cản trở. Tảo tàn cũng làm tặng lượng vật chất hữu cơ trong nước, khiến chất lượng nước suy giảm, đồng thời là nguyên nhân bùng phát khí độc NH3, H2S, NO2, khiến tôm chết hàng loạt.

Sự sụp tảo, tảo tàn đã gây biến động lớn về pH, độ kiềm trong ao, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây hại tấn công tôm trong quá trình tôm lột xác.

Một số biện pháp phòng ngừa tôm chết hàng loạt

Biện pháp phòng ngừa tôm chết hàng loạt

Biện pháp phòng ngừa tôm chết hàng loạt

Để phòng ngừa hiện tượng tôm chết hàng loạt trong ao nuôi, bà con có thể thực hiện các biện pháp sau:

Chọn tôm giống chất lượng

Bà con trước khi vào vụ nuôi tôm cần tìm hiểu mua con giống ở các trại cung cấp con giống uy tín, đã qua kiểm dịch. Tuy giá thành ở đây có hơi cao một chút nhưng đổi lại, bà con có thể yên tâm hơn khi nuôi.

Làm xét nghiệm giống

Nếu cẩn thận hơn, bà con nên thực hiện làm xét nghiệm con giống trước khi thả vào ao nuôi. Điều này có thể giúp bà con tránh được việc đưa các con giống mang virus vào trong ao.

Áp dụng các kỹ thuật nuôi tôm khoa học

Để tôm phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao, bà con cần tìm hiểu thông tin về kỹ thuật nuôi tôm, chăm sóc tôm phù hợp với từng mô hình. Qua đó nắm bắt được cách xử lý ao nuôi, nước nuôi, khẩu phần ăn của tôm,… giúp tôm lớn nhanh và khỏe mạnh.

Quản lý chất lượng nước phòng ngừa tôm chết hàng loạt

Đảm bảo rằng các chỉ số như độ pH, nhiệt độ, hàm lượng oxy, nitrite, ammonia và nitrate trong nước đều ở mức an toàn và phù hợp cho tôm. Bên cạnh đó cũng cần tiến hành kiểm tra và thử nghiệm chất lượng nước thường xuyên để phát hiện sớm các vấn đề bất thường.

Quản lý thức ăn cho tôm

Cung cấp nguồn thức ăn chất lượng và cân đối dinh dưỡng cho tôm, đảm bảo tôm nhận được đủ lượng protein, carbohydrates, lipit và các vi chất dinh dưỡng khác. Ngoài ra, bà con cũng cần kiểm tra tần suất cho ăn và lượng thức ăn cung cấ, tránh lãng phí hoặc thiếu hụt thức ăn.

Quản lý mật độ tôm trong ao tránh tôm chết hàng loạt

Đảm bảo rằng mật độ tôm trong ao là vừa đủ, không quá cao. Mục đích của việc này là để tránh tình trạng tôm cạnh tranh về nguồn dinh dưỡng, thiếu oxy và không gian sống. Nếu thấy cần thiết, hãy giảm mật độ tôm để giảm áp lực lên môi trường ao.

Kiểm soát rong nhớt và tảo trong ao nuôi

Biện pháp phòng ngừa tôm chết hàng loạt

Kiểm soát rong nhớt trong ao nuôi

Theo dõi sự phát triển của rong nhớt, tảo trong ao và thực hiện các biện pháp để kiểm soát mức độ phát triển của chúng, ví dụ như sử dụng các loại cá chép hoặc các phương pháp hóa học, cơ học khác.

Vệ sinh ao định kỳ

Thực hiện vệ sinh ao nuôi định kỳ để loại bỏ các chất thải hữu cơ, tảo, rong rêu tích tụ,… trong nước. Mục đích của việc này là duy trì sự sạch sẽ và thoáng đãng cho ao nuôi, giúp tôm sống khỏe mạnh.

Theo dõi sức khỏe tôm

Theo dõi sức khỏe của tôm thường xuyên để sớm phát hiện và điều trị nếu thấy có dấu hiệu bất thường xảy ra. Bà con cần đảm bảo rằng các biện pháp vệ sinh, phòng ngừa và điều trị bệnh tật được thực hiện đúng cách.

Luôn có sự chuẩn bị và phòng ngừa

Bà con cần lập ra kế hoạch phòng ngừa và xử lý sẵn sàng cho các tình huống khẩn cấp như thiếu oxy, tôm nhiễm bệnh hoặc thời tiết biến đổi thất thường. Hãy đảm bảo rằng mình có đủ thiết bị và vật liệu cần thiết để xử lý tình huống khẩn cấp và giải quyết vấn đề.

Việc nắm được các nguyên nhân và các biện pháp phòng ngừa tôm chết hàng loạt chính sẽ giúp bà con có hướng giải quyết nếu có vấn đề xảy ra. Nếu thấy bài viết này hữu ích, bà con hãy chia sẻ nó tới bạn bè, người thân và các hộ nuôi tôm khác nhé.