Thủy ngân (Hg) là kim loại có độc tính cao, nếu bị nhiễm độc có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe con người, gây ra tổn thương cho não, phổi, gan, thần kinh… Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngộ độc thủy ngân là gì, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị an toàn, hiệu quả để kịp thời xử lý trong trường hợp rủi ro nhé.

 

 

Ngộ độc thủy ngân là gì?

Ngộ độc thủy ngân là gì?

Ngộ độc thủy ngân là gì?

Thủy ngân là kim loại tự nhiên và có trong nhiều sản phẩm sử dụng hàng ngày. Với điều kiện nhiệt độ phòng, thủy ngân ở dạng lỏng, dễ bay hơi và lan rộng ra môi trường xung quanh. Thủy ngân bay hơi có thể xâm nhập vào đất, nước gây nguy hiểm cho động thực vật và con người.

Trong trường hợp thủy ngân tích tụ nhiều trong môi trường, trong vật dụng, thực phẩm… sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe. Tình trạng phơi nhiễm thủy ngân cũng có thể xảy ra do môi trường làm việc, do tai nạn gây rò rỉ và phát tán, do các nguồn nguyên liệu công nghiệp chứa thành phần thủy ngân…

Nguyên nhân nhiễm độc

Hạn chế tiếp xúc với thủy ngân được cho là an toàn nhưng nếu tích tụ nhiều sẽ gây nguy hiểm. Các nguyên nhân gây nhiễm độc thủy ngân có thể kể đến là:

  • Ăn hải sản nhiễm độc

  • Sống hay làm việc tại khu vực nhiễm độc như nhà máy sản xuất, chế biến công nghiệp

  • Ngộ độc thủy ngân ở nhiệt kế, máy đo huyết áp cũ hỏng

  • Sử dụng phương pháp trám răng bạc truyền thông

  • Làm các công việc có liên quan đến kim loại Hg

Tác hại của nhiễm độc Hg

Tác hại của nhiễm độc thủy ngân

Tác hại của nhiễm độc thủy ngân

Nhiễm độc Hg hàm lượng có có thể dẫn đến những biến chứng lâu dài, cụ thể:

  • Tổn thương thần kinh

  • Giảm số lượng tinh trùng

  • Giảm khả năng sinh sản

  • Giảm tỷ lệ sống sót của thai nhi, nguy cơ thai dị dạng

  • Hạn chế tăng trưởng ở trẻ

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Dấu hiệu ngộ độc thủy ngân

Biểu hiện ngộ độc thủy ngân có thể nhận biết thông quá các triệu chứng điển hình do ảnh hưởng đến hệ thần kinh như run lẩy bẩy, suy giảm trí nhớ, tê bì thân thể, hồi hộp hay lo lắng, cáu kỉnh, phiền muộn, thay đổi tâm trạng. Dấu hiệu ngộ độc Hg với người lớn và trẻ em là khác nhau. Cụ thể:

Ngộ độc Hg có nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau

Ngộ độc Hg có nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau

Dấu hiệu ngộ độc thủy ngân ở người lớn

Người lớn khi bị nhiễm độc thủy ngân có thể xuất hiện một số triệu chứng phổ biến như sau:

  • Cảm giác tương tự ngậm kim loại trong miệng

  • Yếu cơ

  • Buồn nôn, ói mửa

  • Rối loạn khả năng vận động phối hợp, không có cảm giác ở mặt, tay và các bộ phận khác

  • Suy giảm thính giác, thị giác, khả năng nói

  • Khó đi lại, khó đứng thẳng, khó thở

Biểu hiện ngộ độc thủy ngân ở trẻ em

Độc thủy ngân làm ảnh hưởng không nhỏ với trẻ trong những năm tháng đầu đời. Trẻ em bị nhiễm độc thủy ngân thường biểu hiện một số dấu hiệu như sau:

  • Suy giảm kỹ năng vận động

  • Suy giảm khả năng suy nghĩ và giải quyết vấn đề

  • Gặp khó khăn về diễn đạt, khó khăn hiểu ngôn ngữ và khó khăn học nói

  • Không thể phối hợp tốt giữa tay và mắt

  • Không nhận thức được cuộc sống

Nếu 1 người thường xuyên tiếp xúc với thủy ngân, biểu hiện nhiễm độc có xu hướng diễn tiến âm thầm. Tuy nhiên cũng có trường hợp triệu chứng bùng phát nhanh tùy tùy theo sự cố cụ thể. Vì vậy nếu bạn gặp phải bất cứ biểu hiện ngộ độc nào, hãy đến ngay trung tâm phòng chống độc hại của các bệnh viện để được xử lý, theo dõi và điều trị kịp thời.

Các điều trị ngộ độc thủy ngân

Điều trị ngộ độc thủy ngân cần có chuyên môn, nên đưa người nhiễm độc tới cơ sở y tế 

Điều trị ngộ độc thủy ngân cần có chuyên môn, nên đưa người nhiễm độc tới cơ sở y tế

Nhiễm độc Hg có thể gây ra những tác dụng phụ lâu dài, do đó việc theo dõi, điều trị cần dựa trên từng trường hợp cụ thể. Trước khi tiến hành điều trị ngộ độc thủy ngân cần nhanh chóng đánh giá tình trạng của bệnh nhân, sau đó loại thải chất độc bằng phương pháp phù hợp.

Dưới đây là một số cách điều trị nhiễm độc Hg mời bạn tham khảo.

Loại bỏ nguồn gây ngộ độc thủy ngân

Trước tiên cần xác định nguyên nhân nhiễm độc để loại bỏ nguồn nhiễm độc Hg. Ví dụ: Nếu người bệnh ngộ độc do thực phẩm thì người bệnh nên dừng ăn loại thực phẩm nhiễm độc. Nếu bệnh nhân ngộ độc thủy ngân nhiệt kế nên thu dọn sạch hiện trường, loại bỏ thủy ngân dính trên cơ thể, đồ dùng…

Thay đổi môi trường sống

Nếu nhiễm độc thủy ngân do môi trường sống hay nơi làm việc bị ô nhiễm thì cần di chuyển bệnh nhân đến nơi khác để giảm phơi nhiễm. Sau đó dựa trên việc thăm khám, đánh giá cụ thể để có hướng điều trị phù hợp.

Liệu pháp thải sắt

Điều trị bằng liệu pháp thải sắt (Chelation therapy) áp dụng với trường hợp ngộ độc Hg nghiêm trọng. Phương pháp này giúp loại bỏ kim loại nặng và độc tố bằng tác nhân thải sắt. Những loại thuốc được dùng có nhiệm vụ liên kết các kim loại nặng trong máu, tiếp theo chất độc được loại bỏ qua bài tiết nước tiểu.

Tuy nhiên liệu pháp thải sắt đi kèm với tác dụng phụ và rủi ro nhất định. Vì vậy bệnh nhân chỉ áp dụng điều trị khi có chỉ định của bác sĩ.

Cách giảm tiếp xúc với thủy ngân

Để ngăn ngừa ảnh hưởng xấu của thủy ngân lên sức khỏe, thì việc giảm tiếp xúc là vô cùng cần thiết. Để giảm tiếp xúc với thủy ngân chúng ta có thể áp dụng các cách như thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch, khốn

Sử dụng năng lượng sạch

Đốt than để lấy nhiệt và năng lượng là nguồn chủ yếu sản sinh ra thủy ngân và nhiều chất ô nhiễm không khí khác. Vì vậy việc sử dụng nguồn năng lượng sạch, hạn chế quá trình đốt than tại các nhà máy nhiệt điện, bếp lò gia đình, nồi hơi công nghiệp… tránh thải độc ra môi trường.

Đảm bảo an toàn khi sử dụng thủy ngân trong công nghiệp

Thủy ngân là kim loại không thể phá hủy, nền được ứng dụng trong nhiều ngành công nghiệp. Để hạn chế thải thủy ngân ra môi trường, khi sử dụng trong công nghiệp cần có các biện pháp ngăn ngừa phơi nhiễm, thực hiện đúng quy trình theo quy định.

Xử lý sản phẩm chứa thủy ngân

Thủy ngân có nhiều trong sản phẩm sử dụng thường xuyên trong cuộc sống như pin, nhiệt kế, bóng đèn, áp kế, máy đo huyết áp, công tắc điện, trám răng nha khoa, một số loại mỹ phẩm và dược phẩm…  Hiện nay các đơn vị sản xuất đã nghiên cứu để giảm mức thủy ngân trong sản phẩm hoặc chọn lựa nguyên liệu thay thế. Đối với các sản phẩm phế thải chứa thủy ngân cần có quy trình xử lý rõ ràng, khoa học để tránh gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Tác động bất lợi của thủy ngân đối với con người, môi trường đã trở thành mối quan tâm của các chính phủ. Hiện nay các quốc gia không ngừng nỗ lực thực hiện các hành động nhằm xử lý hiệu quả thủy ngân thải ra môi trường, hạn chế tối đa sản xuất và sử dụng sản phẩm có chứa thủy ngân.

Câu hỏi thường gặp

1. Ngộ độc thủy ngân có chữa được không?

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị nhiễm độc Hg mãn tính. Do đó, nếu gặp phải tình trạng ngộ độc Hg bạn không nên tìm cách thải độc tự nhiên hay thải độc tại nhà. Khi phát hiện các dấu hiệu cảnh báo ngộ độc, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán và thải độc kịp thời tránh những biến chứng không tốt.

2. Ngộ độc thủy ngân có ảnh hưởng gì không?

Thủy ngân gây độc chủ yếu lên hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Nếu không may hít phải thủy ngân có thể gây hại cho hệ thần kinh, miễn dịch, tiêu hóa, phổi và thận. Trường hợp nặng, nhiễm độc có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Muối vô cơ thủy ngân gây ăn mòn da, đường tiêu hóa, mắt và thận.

Ngộ độc thủy ngân gây nguy hiểm cho cơ thể nhưng có thể phòng tránh bằng cách giảm thiểu phơi nhiễm. Nếu phát hiện ra những dấu hiệu nhiễm độc, bệnh nhân cần áp dụng ngay cách xử lý ban đầu, sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được kiểm tra, điều trị kịp thời tránh các hậu quả nghiêm trọng.