Ngộ độc chì là 1 trong những dạng nhiễm độc kim loại, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Ngộ độc chì ở trẻ em có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như tổn thương thận, thiếu máu, tổn thương não… Dưới đây là các thông tin có liên quan đến nhiễm độc chì là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị mời các bạn cùng theo dõi.

 

 

Ngộ độc chì là gì?

Ngộ độc chì là gì?

Ngộ độc chì là gì?

Ngộ độc chì là tình trạng người bệnh bị phơi nhiễm với kim loại chì do nhiều nhiều nguồn khác nhau. Nếu chì tích tụ trong cơ thể dù với lượng nhỏ trong thời gian dài có thể gây ra ngộ độc, tác động đến các cơ quan phủ tạng, tình trạng nặng có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng ban đầu là bệnh nhân sẽ cảm thấy nhức đầu, khó chịu, giảm tập trung, buồn nôn vào sáng sớm hoặc ban đêm, khó ngủ kéo dài. Ngoài ra còn có thể gặp phải tình trạng táo bón, tiêu chảy, đau cơ… Ở các giai đoạn nhiễm độc tiếp theo, triệu chứng trở nên nặng hơn và cấp tính.

Phân loại

Nhiễm độc chì được phân thành 2 loại là nhiễm độc hữu cơ và nhiễm độc vô cơ:

  • Nhiễm độc chì vô cơ khá phổ biến thường gặp trong đời sống hàng ngày hay người lao động trong môi trường có chì.

  • Nhiễm độc chì hữu cơ thường do nguyên nhân tiếp xúc với xăng dầu pha chì.

Con đường xâm nhập

Kim loại chì có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, tiếp xúc da, đường tiêu hóa hay nhau thai và sữa mẹ. Cụ thể:

Đường hô hấp

Khi hít phải không khí ô nhiễm, khói bụi có chứa nhiều chì sẽ gây ngộ độc. Ngộ độc chì ở trẻ em thường dễ hơn đối tượng là người lớn, do thể tích khí thở và diện tích tiếp xúc đường hô hấp của trẻ lớn hơn. Phổi của trẻ so với người lớn có tốc độ lắng đọng chì cao gấp 2,7 lần.

Tiếp xúc qua da

Da khi tiếp xúc với chì trong thời gian dài cũng có thể gây nhiễm độc. Trẻ em có diện tích da trên 1 đơn vị cân nặng lớn hơn người lớn nên có nguy cơ nhiễm độc chì cao qua da cao hơn.

Đường tiêu hóa

Trong trường hợp tay không vệ sinh sạch sẽ khi tiếp xúc với chì mà cầm nắm đồ ăn, kết hợp với chế độ dinh dưỡng thiếu chất (canxi, kẽm, sắt) sẽ làm gia tăng khả năng hấp thụ chì của đường tiêu hóa.

Nhau thai và sữa mẹ

Phụ nữ có thai hay cho con bú bị nhiễm độc chì có thể truyền chất độc sang con, khiến trẻ bị nhiễm độc.

Nguyên nhân nhiễm độc chì

Nguyên nhân nhiễm độc chì

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới ngộ độc chì

Chì có nhiều công dụng nên được sử dụng rộng rãi trong đời sống như dùng trong công nghiệp xăng dầu, các loại sơn, mỹ phẩm, chất liệu hàn xì, pin… Tuy nhiên kim loại này không có vai trò sinh lý với cơ thể, mà gây hại cho sức khỏe của mọi lứa tuổi. Chì có thể gây nhiễm độc do các nguồn nguyên liệu phổ biến như sau:

Đồ hộp nhập khẩu

Trên thị trường có một số loại đồ hộp sử dụng để bảo quản thực phẩm chế biến sẵn có chứa chì. Khi người dùng chế biến thực phẩm thì lượng chì trong đồ ăn không thể mất đi, dẫn đến người dùng có thể bị ngộ độc.

Sơn

Tại các nước phát triển, sơn chứa chì đã bị cấm từ những năm 1970 – 1980. Tuy nhiên tại các nước kém phát triển những sản phẩm này vẫn còn được tiếp tục sử dụng và đây chính là nguyên nhân dẫn đến nhiễm độc chì.

Đường ống nước

Những đường ống nước đã sử dụng sau 1 thời gian dài bị xuống cấp, nhiều mối hàn sữa chứa, không được sục rửa thường xuyên… chất rỉ sét sẽ làm ion kim loại khuếch tán vào trong nước. Nếu sử dụng nước nguồn nước này thường xuyên sẽ khiến chúng ta bị nhiễm  độc chì.

Ô nhiễm đất

Các chất như xăng dầu, sơn… chứa chì khi lắng đọng xuống đất khó bị rửa trôi. Kim loại trì tồn tại trong đất tích tụ nhiều năm gây ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Vật dụng thường ngày

Một số loại gốm sứ được làm từ men chứa chì, nếu sử dụng để đựng thực phẩm có thể gây nguy hiểm cho người dùng. Bên cạnh đó một số vật dụng như đồ chơi, mỹ phẩm, đạn chì, thảo dược… có thể chứa chì là mối nguy hại cho người sử dụng.

Tính chất nghề nghiệp

Người lao động làm việc trong môi trường chứa nhiều chì như thợ sơn, thợ khai thác mỏ, sản xuất bình ắc quy, sản xuất pin, sửa chữa ô tô hay xe máy… có thể khiến chì bám trên da, quần áo, hít phải không khí. Sau thời gian dài những người này bị nhiễm độc chì.

Triệu chứng nhiễm độc chì

Triệu chứng nhiễm độc chì

Triệu chứng nhiễm độc chì

Ngộ độc chì triệu chứng biểu hiện tùy thuộc vào mức chì nhiễm độc. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết đối với người lớn và trẻ nhỏ giúp chúng ta sớm phát hiện tình trạng ngộ độc:

  • Đối với trẻ nhỏ: Ngộ độc chì ở trẻ em dẫn đến biểu hiện lờ đờ, mệt mỏi, ăn không ngon miệng, sụt cân, chậm phát triển, thính lực kém. bụng đau, táo bón, nôn mửa, hội chất Pica (thèm ăn đồ không có dưỡng chất như đất, giấy, kim loại…)

  • Đối với người lớn: Người lớn bị nhiễm độc chì có biểu hiện đau đầu, rối loạn cảm xúc, khó ghi nhớ, khó tập trung, đau cơ, đau bung… Nam giới bị ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng tinh trùng, nữ giới có thể bị sảy thai, sinh non hoặc lưu thai.

  • Đối với trẻ sơ sinh, thai nhi: Nhiễm độc chì làm trẻ sơ sinh, thai nhi chậm phát triển thể chất, sinh non và bị nhẹ cân khi mới sinh.

Phòng ngừa và điều trị ngộ độc chì

Ngộ độc chì và cách điều trị hiệu quả là mối quan tâm chung của nhiều người. Để phòng ngừa và điều trị tình trạng nhiễm độc tránh tác hại lâu dài cho sức khỏe, chúng ta có thể tham khảo thông tin chi tiết dưới đây.

Phòng ngừa nhiễm độc chì

Phòng ngừa nhiễm độc chì

Không sử dụng các sản phẩm có chứa chì

Để đề phòng nguy cơ nhiễm độc chì, mỗi người nên thực hiện:

  • Vệ sinh đồ dùng: Các đồ dùng trong gia đình, đồ chơi trẻ em nên được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên để tránh bụi chứa chì xâm nhập vào cơ thể. Nên định kỳ làm sạch tay nắm cửa, sàn nhà, bậu cửa, bàn ăn, bàn làm việc…

  • Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Hạn chế việc để trẻ chơi đùa trên nền gạch, nền đất, nền cỏ… nhất là khu vực bị nhiễm chì. Hãy hình thành cho trẻ thói quen vệ sinh sạch tay thường xuyên vì các bé thường xuyên đưa tay lên miệng.

  • Bảo dưỡng nhà cửa: Không nên sử dụng các loại sơn tường có chứa chì. Chú ý kiểm tra nhà cửa để kịp thời xử lý, bảo dưỡng, khắc phục những vết tường bị bong tróc, đường ống nước cũ kỹ, các gỉ sắt trên đồ dùng, dụng cụ.

  • Chế độ ăn uống khoa học: Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, cân bằng dưỡng chất để hạn chế cơ thể hấp thụ chì độc hại.

Điều trị ngộ độc chì

Muốn điều trị ngộ độc hiệu quả trước tiên cần cách ly nguồn gây ô nhiễm chì vào cơ thể. Hiện nay có 2 liệu pháp phổ biến được áp dụng trong điều trị là:

  • Liệu pháp chelation: Bệnh nhân nhiễm độc được chỉ định sử dụng thuốc đào thải chì ra khỏi máu theo đường nước tiểu. Phương pháp này được khuyến nghị áp dụng cho người lớn xuất hiện dấu hiệu ngộ độc và trẻ bị ngộ độc từ 45 mcg/dL trở lên.

  • Liệu pháp chelation EDTA: Nếu áp dụng liệu pháp chelation không hiệu quả, thì cần áp dụng liệu pháp chelation EDTA cho người bệnh. Liệu pháp bổ sung thêm hóa chất canxi disodium ethylenediaminetetraacetic acid đào thải chì thông qua tiêm tĩnh mạch.

Trên đây là nội dung bài viết cung cấp thông tin có liên quan đến ngộ độc chì. Nếu cơ thể xuất hiện triệu chứng bất thường nghi bị nhiễm độc kim loại này, bạn nên nhanh chóng đến các cơ sở y tế thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân và áp dụng biện pháp điều trị phù hợp nhé.