Naphtha là cái tên khá quen thuộc trong công nghiệp với vai trò làm tiền chất cho nhiều loại sản phẩm. Chúng được ứng dụng rộng rãi nhất trong ngành hóa chất, xăng dầu. Vậy Naphtha là gì? Ứng dụng naphtha thế nào? Cùng  tìm hiểu về naphtha trong bài viết này nhé.

 

 

1. Giải đáp Naphtha là gì?

Theo định nghĩa từ Wikipedia, Naphtha là một dạng hỗn hợp hydrocacbon lỏng dễ cháy. Các hỗn hợp tên naphtha thường được sản xuất từ khí tự nhiên ngưng tụ, sản phẩm chưng cất nhựa than đá, than bùn và dầu mỏ. Trong ngành dầu mỏ, naphtha là tên gọi của những dạng dầu mỏ dễ bay hơi.

Hỗn hợp này chứa naphthenes, parafin, ankan và hidrocacbon thơm, với số lượng carbon từ C5 tới C12. Trong các lĩnh vực khác nhau, naphtha có thể coi là dầu thô hoặc các sản phẩm được tinh chế như dầu hỏa. Trong lịch sử, naphtha là tên gọi của “tinh thể khoáng”, tuy nhiên chúng không phải một hóa chất giống naphtha hiện nay.

Naphtha là một dạng hỗn hợp hydrocacbon lỏng dễ cháy

Có tới hàng trăm nguồn dầu thô khác nhau trên toàn thế giới và mỗi loại dầu thô có thành phần hoặc xét nghiệm riêng. Ngoài ra còn có đến hàng trăm nhà máy lọc dầu trên toàn thế giới và mỗi nhà máy trong số đó được thiết kế để xử lý một loại dầu thô cụ thể hoặc các loại dầu thô cụ thể. Naphtha là một thuật ngữ chung vì mỗi nhà máy lọc dầu sản xuất naphtha riêng với điểm sôi ban đầu và cuối cùng riêng biệt cũng như các đặc tính vật lý và thành phần khác.

Người ta phân tách liên tục và chia naphtha thành hai luồng: naphtha nặng và naphtha nhẹ. Naphtha nhẹ có chứa hydrocacbon từ mức 6 nguyên tử cacbon trở xuống, bên cạnh đó naphtha nặng có chứa hydrocacbon từ hơn 6 nguyên tử cacbon trở lên.

2. Ứng dụng của Naphtha trong đời sống

Trong đời sống, naphtha là một nguyên liệu đa năng. Chúng đóng vai trò là dung môi và tiền chất cho nhiều sản phẩm công nghiệp, phổ biến nhất là hóa dầu, xăng, nhiên liệu dùng cho động cơ phản lực. Cụ thể như sau:

2.1 Naphtha dùng làm nhiên liệu cho động cơ diesel

Naphtha giàu olefin được sử dụng với vai trò nhiên liệu nhằm xử lý động cơ diesel có chỉ số octan cao tiết kiệm chi phí. Do quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng với dân số toàn cầu tăng dần, nhu cầu sử dụng nhiên liệu với chi phí tiết kiệm cũng ngày càng tăng lên. Vì thế naphtha cũng được ứng dụng nhiều hơn cho các động cơ diesel nhằm tiết kiệm giảm bớt chi phí.

Naphtha được ứng dụng nhiều hơn cho các động cơ diesel nhằm tiết kiệm giảm bớt chi phí

2.2 Làm dung môi

Do tính chất dễ bay hơi và dễ cháy, naphtha được sử dụng làm dung môi cho nhiều mục đích công nghiệp khác nhau. Chúng được sử dụng với lượng nhỏ và trải qua nhiều quá trình tinh chế khác nhau, tùy mục đích sử dụng. Cụ thể naphtha được ứng dụng làm dung môi, chất lỏng tẩy rửa, chất pha loãng sơn và vecni, chất pha loãng nhựa đường, dung môi công nghiệp cao su, giặt khô, bật lửa, bếp cắm trại di động và nhiên liệu đèn lồng.

Naphtha được ứng dụng làm chất pha loãng sơn và vecni

Đôi khi các loại naphtha đặc biệt này được gọi với nhiều cái tên khác nhau: ete dầu mỏ, rượu khoáng, benzine, hexan, ligroin, dầu trắng, khí trắng, naphtha sơn,… Cách tốt nhất để xác định các đặc tính thành phần khác của bất kỳ loại naphtha đặc biệt nào trên đây là tra cứu tại Bảng dữ liệu An toàn Vật Liệu cho loại naphtha cụ thể cần quan tâm

2.3 Làm nguyên liệu trung cấp trong ngành hóa dầu

Trong ngành hóa dầu, naphtha chủ yếu được dùng để sản xuất các chất thơm và olefin cụ thể như butadien, benzen, ethylene, toluene và propylene. Khoảng 50% khối lượng naphtha sản xuất được ứng dụng trong ngành hóa dầu. Việc tăng trưởng liên tục và đều đặn trong ngành giúp thị trường naphtha được chủ động duy trì và phát triển.

Khoảng 50% khối lượng naphtha sản xuất được ứng dụng trong ngành hóa dầu

3. Naphtha có độc không?

Naphtha là một chất gây nguy hiểm cho con người nếu tiếp xúc một thời gian dài, liên tục hoặc tiếp xúc với một lượng lớn. Chất này có thể ảnh hưởng tới con người qua đường hô hấp khi hít vào, nuốt, chạm và da hoặc mắt. Các cơ quan chính phủ đã đặt ra những giới hạn pháp lý về việc phơi nhiễm naphtha tại nơi làm việc là 500ppm trong 8 giờ làm việc, 350mg/m3 trong 8 giờ làm việc hoặc 1800 mg/m3 trong 15 phút. Ở giới hạn 1100ppm chúng có thể ngay lập tức gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Naphtha là gì? Ứng dụng ra sao? Nếu bạn muốn biết thêm nhiều thông tin về các loại chất hóa học khác, hãy truy cập vào website  để tham khảo thêm nhé