Khử khuẩn là biện pháp cần thiết để làm sạch vi khuẩn, vi sinh vật hay các chất gây độc hại có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vây khử khuẩn là gì và có những phương pháp phổ biến nào được áp dụng phổ biến trên thực tế. Cùng tìm kiếm câu trả lời trong nội dung dưới đây nhé.
Khử khuẩn là gì?
Khử khuẩn là gì?
Khử khuẩn là gì? Khử khuẩn là phương pháp loại bỏ các vi sinh vật gây bệnh trên dụng cụ, môi trường sống nhưng không diệt vi nấm. Hiện nay phổ biến có 3 mức độ khử khuẩn:
-
Mức độ khử khuẩn cao: Khử khuẩn mức độ cao (High level disinfection) là quá trình tiêu diệt toàn bộ vi sinh vật và một số bào tử vi khuẩn. Khử khuẩn được áp dụng đối với trường hợp khử khuẩn dụng cụ sử dụng các thiết bị khử khuẩn chuyên dụng. Ví dụ khử khuẩn các dụng cụ y tế như nội soi khí quản, dạ dày, ống nội soi mềm, đèn sao…
-
Mức độ khử khuẩn trung bình: Khử khuẩn mức độ trung bình (Intermediate-level disinfection) là quá trình khử vi khuẩn sinh dưỡng, M.tuberculosis, nấm, virus nhưng không tiêu diệt được bảo tử vi khuẩn. Khử khuẩn mức trung bình áp dụng với dụng cụ, vật dụng hàng ngày (bát, đĩa…), một số dụng cụ y tế (ống nghe, nhiệt kế, kéo…)
-
Mức độ khử khuẩn thấp: Khử khuẩn mức độ thấp (Low-level disinfection) áp dụng trong tiêu diệt vi khuẩn thông thường, không tiêu diệt được bào từ vi khuẩn. Áp dụng với dụng cụ, vật dụng trực tiếp tiếp xúc với chất thải có nguy cơ gây bệnh.
5 phương pháp khử khuẩn phổ biến nhất hiện nay
Khử khuẩn là phương pháp cần thiết để đối phó với tình hình dịch bệnh bùng phát, môi trường ô nhiễm hiện nay. Có 5 phương pháp khử khuẩn phổ biến nhất được cập nhật dưới đây mời bạn cùng tham khảo.
Sử dụng nhiệt nóng khử khuẩn (sấy khô)
Phương pháp khử khuẩn bằng sấy khô sử dụng năng lượng từ đốt than hoặc nguồn điện. Nhiệt độ trong buồng sấy khử khuẩn đạt 1.800 độ C, thời gian hấp từ 15 – 45 phút. Ở nhiệt độ này các phân tử hữu cơ trên bề mặt bị phân hủy nên đạt độ vô khuẩn tuyệt đối.
Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp khử khuẩn nhiệt sấy khô là làm đồ dùng dụng cụ nhanh hỏng. Bên cạnh đó, phương pháp không áp dụng được với đồ chất liệu vải, cao su, nhựa vì sẽ bị cháy lên.
Khử khuẩn bằng hóa chất
Khử khuẩn bằng hóa chất
Một trong những phương pháp phổ biến nhất hiện nay là dùng hóa chất khử khuẩn. Lựa chọn hóa chất trong khử khuẩn phụ thuộc vào độ nhạy cảm của vi sinh vật. Trong đó phần lớn vi khuẩn hay virus rất nhạy cảm với hóa chất. Các vi sinh vật đơn bào ít nhạy cảm hơn nên áp dụng phương pháp này không phù hợp, khả năng khử khuẩn thấp hơn.
Khi áp dụng phương pháp khử khuẩn hóa chất cần lưu ý quy trình pha và phun khử khuẩn cần tuân thủ đúng quy định. Vì nếu pha hóa chất không đúng nồng độ, liều lượng thì làm giảm hiệu quả, Ngoài ra, việc sử dụng hóa chất còn gây tổn hại đến chất lượng và thời gian sử dụng dụng cụ, đồ dùng khử khuẩn.
Khi sử dụng hóa chất trong mọi trường hợp luôn phải chú ý đến vấn đề an toàn. Do đó chất khử khuẩn là gì hay dung dịch khử khuẩn là gì mang lại hiệu quả, lành tính, tiết kiệm được người dùng quan tâm.
Hiện nay các cơ sở y tế, bệnh viện đã áp dụng khử khuẩn hóa chất với dung dịch khử khuẩn clo hóa. Dung dịch clo hóa có nồng độ ổn định, pH trung tính (7.0 7.5) có thể dùng cho nhiều mục đích khác nhau: như ngâm rửa dụng cụ, rửa tay, sát khuẩn quần áo, phun phòng bệnh… không làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tiết kiệm chi phí.
Đèn chiếu tia cực tím trong khử khuẩn
Đèn chiếu tia cực tím trong khử khuẩn
Khử khuẩn bằng đèn chiếu tia cực tím là sử dụng ultraviolet – UV chiếu lên các bề mặt để tiêu diệt vi sinh vật. Bước sóng sử dụng thường trong khoảng 250 – 280nm, độ dài bước sóng và thời gian chiếu sáng tùy vào loại vi sinh vật gây hại.
Phương pháp được áp dụng để làm sạch không khí, kiểm soát và ngăn chặn vi sinh vật. Đèn chiếu tia cực tím thường được lắp tại các ống khí để tia cực tím phát ra mạnh mẽ, đều nhằm hạn chế tối đa lây nhiễm.
Khử khuẩn bằng đèn chiếu tia cực tím áp dụng tại phòng soi phế quản, phòng sinh thiết, phòng bệnh nhân lao… Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là khi thực hiện khử khuẩn cần tuân thủ hướng dẫn, cách ly để tránh trường hợp tia cực tím gây bỏng mắt, bỏng da, đục thủy tinh thể, ung thư da. Áp dụng phương pháp chỉ khử trùng được các vị trí chiếu đèn.
Phương pháp khử khuẩn đun sôi
Do các vi khuẩn, nấm, virus, nha bào khuẩn có thể sống ở nước sôi 100 độ trong thời gian vài giờ. Do đó chúng ta không thể áp dụng phương pháp khử khuẩn bằng đun sôi đơn thuần ở áp suất khí quyển.
Khử khuẩn bằng đun sôi áp dụng trong trường hợp không có đủ trang thiết bị. Khi đun sôi các dụng cụ, nếu thêm vào trong nước các hóa chất khử khuẩn như NaHCO3, NaCl hay Na2B4O7 thì có thể đạt được nhiệt độ sôi 105 độ C. Người dùng áp dụng theo tỉ lệ 1 lít nước : 10g hóa chất.
Sử dụng tia phóng xạ
Phương pháp khử khuẩn bằng tia phóng xạ là dùng tia X hoặc đồng vị phóng xạ phát tia. Tác dụng của tia phóng xạ là tác các electron, biến các vật thể thành ion dương và âm. Khi áp dụng cần xác định loại vi khuẩn, môi trường để tính toán công tác khử khuẩn đảm bảo hiệu quả.
Đến đây chắc hẳn chúng ta đã trả lời được câu hỏi khử khuẩn là gì và các phương pháp khử khuẩn được áp dụng phổ biến hiện nay. Để lựa chọn phương pháp tối ưu cần căn cứ vào nhu cầu khử khuẩn, mức độ cần khử khuẩn để đảm bảo an toàn, hiệu quả.