Tôm lột xác là quá trình bắt buộc và không thể thiếu trong vòng đời phát triển của chúng. Trong giai đoạn này, người dân cần theo dõi và có các giải pháp bổ sung dinh dưỡng, điều chỉnh các chỉ số nước để đảm bảo tôm lột vỏ thành công. Trong bài viết này  sẽ cùng bà con tìm hiểu tôm lột xác để làm gì và 5 cách kích thích tôm lột vỏ an toàn nhất.

 

 

1. Tìm hiểu tôm lột xác để làm gì?

Tôm lột xác là quá trình bắt buộc phải xảy ra trong vòng đời phát triển của mỗi con tôm. Nó giúp cơ thể tăng kích thước và phát triển tốt nhất. Tôm lột xác đem đến những lợi ích sau đây:

  • Giúp tăng trưởng và phát triển kích thước: Khi lớp vỏ cũ được thay thế bằng lớp vỏ mới sẽ giúp tôm có không gian để tăng trưởng. Đặc biệt, lớp vỏ mới sẽ bảo vệ tôm khỏi những tác nhân bên ngoài hiệu quả hơn so với lớp vỏ cũ.

  • Loại bỏ bệnh tật ký sinh trùng: Quá trình tôm lột xác có thể giúp loại bỏ vi khuẩn, ký sinh trùng bám trên lớp vỏ cũ. Sau khi được khoác thêm lớp vỏ mới chúng sẽ ít bị nhiễm bệnh hơn.

  • Tái tạo và phục hồi tế bào: Lớp vỏ cũ có thể bị trầy xước hư hỏng hoặc mất tính linh hoạt trong quá trình sử dụng. Khi tôm lột vỏ có thể hình thành lớp vỏ mới, bảo vệ tôm khỏi các tác nhân bên ngoài, đồng thời giúp chúng tái tạo tế bào mới.

  • Hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn: Lớp vỏ tôm cũ đã sử dụng quá lâu nên khả năng hấp thụ dinh dưỡng sẽ không bằng lớp vỏ mới.

  • Tái tạo sinh sản: Tôm lột xác giúp chúng tái tạo sinh sản, những con tôm cái bắt đầu đẻ trứng và tôm đực có khả năng thụ tinh cao hơn.

tôm lột xác để làm gì

Tôm lột xác để làm gì?

2. Tôm lột xác như thế nào? chu kỳ ra sao?

Quy trình tôm lột xác được thực hiện như sau: Lớp vỏ phần đầu ngực và phần bụng sẽ bị nứt ra, sau đó tôm uốn cong cơ thể để đưa đầu ngực ra trước rồi mới điện phần ngực và phần phía sau. Quá trình lột xác sẽ diễn ra vào khoảng 22h – 2h đêm. Những con tôm khỏe chỉ mất 4 phút để lột xác. Trong thủy sản có 3 loại tôm được nuôi nhiều nhất bao gồm: Tôm thẻ, tôm sú và tôm càng xanh. Mỗi loại sẽ có chu kỳ lột xác khác nhau.

2.1. Chu kỳ lột xác của tôm thẻ

Các chu kỳ, giai đoạn lột xác của tôm thẻ chân trắng:

  • Tôm 1 – 15 ngày: Tôm thẻ lột xác hàng ngày

  • Tôm 15 – 30 ngày: Tôm thẻ lột xác từ 2 – 3 ngày một lần.

  • Tôm 30 – 45 ngày: Tôm thẻ lột xác từ 3 – 5 ngày một lần.

  • Tôm 45 – 75 ngày: Tôm thẻ lột xác 7 ngày một lần.

  • Từ 75 – 90 ngày: Tôm thẻ lột xác 10 ngày một lần.

  • Từ 90 ngày trở lên: Tôm thẻ lột xác 14 ngày một lần.

2.2. Chu kỳ lột xác của tôm sú

Các chu kỳ, giai đoạn lột xác của tôm sú:

  • Tôm 2 – 5 ngày: Tôm sú lột xác 7 ngày một lần.

  • Tôm 6 – 9 ngày: Tôm sú lột xác 7 – 8 ngày một lần.

  • Tôm 10 – 15 ngày: Tôm sú lột xác 9 – 10 ngày một lần.

  • Tôm 15 – 22 ngày: Tôm sú lột xác 12 – 13 ngày một lần.

  • Tôm 75 – 90 ngày: Tôm sú lột xác 14 – 16 ngày một lần.

  • Từ 33 ngày trở lên: Tôm sú lột xác trên 20 ngày một lần.

2.3. Chu kỳ lột xác của tôm càng xanh

Khác với tôm thẻ, tôm sú, những con tôm càng xanh khi nở thành ấu trùng đến khi phát triển thành tôm sẽ phải trải qua 11 lần tôm lột xác.

  • Tôm 1 – 2 ngày tuổi: Tôm càng xanh lột xác 6 ngày một lần.

  • Tôm 2 – 5 ngày tuổi: Tôm càng xanh lột xác 9 ngày một lần.

  • Tôm 6 – 10 ngày tuổi: Tôm càng xanh lột xác 13 ngày một lần.

  • Tôm 11 – 15 ngày tuổi: Tôm càng xanh lột xác 17 ngày một lần.

  • Tôm 16 – 20 ngày tuổi: Tôm càng xanh lột xác 18 ngày một lần.

  • Tôm 21 – 25 ngày tuổi: Tôm càng xanh lột xác 20 ngày một lần.

  • Tôm 36 – 60 ngày: Tôm càng xanh lột xác 23 – 24 ngày một lần.

Tôm thẻ chân trắng lột xác

Tôm thẻ chân trắng lột xác

3. Top 5 yếu tố ảnh hưởng tới quá trình lột xác của tôm

Tôm lột xác thành công hay không sẽ phụ thuộc vào 5 yếu tố chính dưới đây:

  • Thứ nhất –  độ pH: Đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quá trình tôm lột xác. Độ pH thích hợp trong mức 7.5 – 8.0.

  • Thứ hai – oxy hòa tan: Hàm lượng oxy hòa tan tốt nhất ở mức 4 – 6 mg/ L, đồng thời bà con cần tăng cường bật quạt nước, sục khí để cung cấp đủ hàm lượng oxy hòa tan.

  • Thứ ba – độ kiềm: Độ kiềm quá cao hoặc quá thấp cũng ảnh hưởng ít nhiều, khiến tôm lột vỏ khó khăn hơn. Độ kiềm lý tưởng ở mức 80 – 120mg CaCO3/L.

  • Thứ tư – độ mặn: Vuông tôm có độ mặn thấp sẽ làm cho chúng khó lột vỏ, lâu cứng, tôm lột xác không thành công. Do đó, cần điều chỉnh độ mặn nước ở mức phù hợp.

  • Thứ năm – dinh dưỡng: Quá trình tôm lột vỏ cần bổ sung hàm lượng khoáng và hàm lượng đạm từ 32 – 45%. Ưu tiên lựa chọn thức ăn chất lượng và đủ dưỡng chất cho tôm trong giai đoạn này.

tố ảnh hưởng tới quá trình lột xác của tôm

Các tố ảnh hưởng tới quá trình lột xác của tôm

4. Tổng hợp 5 cách kích thích tôm lột xác

Trong ao nuôi tôm mặc dù được thả cùng ngày nhưng mật độ tôm lột xác sẽ không đồng loạt, gây sự khác biệt về kích thước và trọng lượng. Dưới đây là 5 cách kích thích tôm lột xác thành công.

4.1. Điều chỉnh môi trường nước

Để kích thích tôm lột vỏ đồng đều, bà con cần đảm bảo các yếu tố môi trường trong mức cho phép như đã nói ở phần trên. Đồng thời, cần thường xuyên đo lường các chỉ số môi trường để điều chỉnh kịp thời giúp tôm lột xác cứng vỏ.

Mặt khác, trong quá trình lột xác tôm thường tìm nơi trú ẩn để chờ lớp vỏ cứng cáp trở lại. Nếu đáy ao có chứa nhiều khí độc NH3, H2S thì bà con cần tiến hành các biện pháp loại bỏ bằng men vi sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho tôm ẩn nấp dưới đáy ao.

4.2. Bổ sung khoáng cho tôm lột xác

Khoáng chất là vi chất quan trọng và không thể thiếu trong giai đoạn này. Bà con có thể bổ sung khoáng vào thức ăn, đồng thời tạt khoáng định kỳ để đảm bảo tôm hấp thụ được hàm lượng khoáng tối đa. Việc này giúp tôm lột vỏ cứng và dễ dàng hơn, kích thích tôm lột xác đồng loạt.

Thiếu khoáng có thể khiến tôm bị mềm vỏ, lâu cứng, để lâu dễ bị vi khuẩn và virus gây bệnh tấn công. Chính vì thế việc bổ sung khoáng là cần thiết và không thể thiếu trong các giai đoạn tôm lột vỏ. Một số loại khoáng được sử dụng như: MgSO4, CaCl2, MgCl2 hoặc vôi… hoặc Fe, Mn, Cu, Zn, I, Co, Cs, Ni, Se, F, Mo, Sn, Cr, Sr, V

4.3. Sử dụng saponin, formalin

Trường hợp các điều kiện môi trường nước đang ở trạng thái ổn định, để kích thích tôm lột xác đồng loạt bà con có thể áp dụng Saponin hoặc Formalin theo liều lượng sauy:

  • Saponin: Sử dụng 1- 2kg cho khoảng 1000 mét khối nước.

  •  Formalin: Sử dụng 10 – 15ppm

Lưu ý: Khi sử dụng 2 chất này bà con cần tăng cường sục khí để tăng hàm lượng oxy hòa tan trong ao nuôi.

4.4. Điều chỉnh lượng thức ăn cho tôm

Thiếu dinh dưỡng là nguyên nhân khiến tôm khó lột xác, còi cọc, vỏ mềm. Do đó thức ăn cần phải đủ chất, cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho tôm trong thời kỳ lột xác.Đồng thời điều chỉnh lượng ăn sao cho phù hợp, tránh dư thừa gây tình trạng khí độc trong ao tôm. Ưu tiên lựa chọn các loại thức ăn có hàm lượng cao protein, lipid, vitamin, hydrocarbon, khoáng chất… tại các cơ sở uy tín.

Sử dụng hoá chất xử lý nước chlorine Đông Á

Sử dụng hoá chất xử lý nước chlorine

4.5. Kiểm soát vi khuẩn trong ao

Kiểm soát tốt các loại vi khuẩn có lợi và vi khuẩn có hại trong ao sẽ giúp tôm lột xác đồng đều và nhanh cứng vỏ. Bà con nên đảm bảo môi trường và vật dụng ao tôm luôn được sạch sẽ.

  • Làm khô và khử trùng dụng cụ ao nuôi trước khi sử dụng

  • Khử trùng nước bằng hóa chất xử lý nước, xút NaOH trước khi cấp vào vuông tôm

  • Lắp đặt các thiết bị vệ sinh, rửa chân tay, rửa xe cộ trước khi vào vuông tôm. Đi ủng khi tham quan vuông tôm, siphon đáy ao kết hợp thay nước định kỳ.

  • Khử trùng nước bằng chlorine trước khi chu kỳ bắt đầu.

  • Bổ sung chế phẩm sinh học để sản sinh và phát triển các vi khuẩn có lợi.

Hiện tại, các loại hóa chất xử lý nước ao tôm được Hoá Chất  sản xuất và phân phối trên toàn quốc. Khách hàng của chúng tôi phổ biến là bà con nuôi tôm, các nhà máy xử lý nước, các nhà máy sản xuất công nghiệp. Quý bà con có nhu cầu mua hóa chất xử lý nước giá tốt