Nuôi tôm trong bể xi măng là phương pháp nuôi tôm cho năng suất cao, ít dịch bệnh. Với phương pháp này, thay vì nuôi tôm trong các ao nuôi bùn đất truyền thống, người nuôi sẽ xây bể xi măng với đáy bể lót bạt HDPE và thả tôm vào trong đó. Đây được xem là mô hình nuôi tôm nước ngọt có thể khắc phụ hoàn toàn nhược điểm của phương pháp nuôi truyền thống trong ao đất, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho người bà con nông dân.
Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật nuôi tôm trong bể xi măng, các bạn hãy cùng theo dõi bài viết này nhé.
Nuôi tôm trong bể xi măng là gì?
Nuôi tôm trong bể xi măng là gì
Nuôi tôm trong bể xi măng là phương pháp nuôi tôm trong các bể được làm từ vật liệu xi măng. Đây là một trong những phương pháp nuôi tôm nước ngọt hiện đại và phổ biến, được áp dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản. Tùy theo yêu cầu và điều kiện cụ thể của từng vùng, bể xi măng có thể được xây dựng trên mặt đất hoặc đào xuống đất
Bể xi măng thường có khả năng chịu được điều kiện môi trường thời tiết khắc nghiệt, giúp bảo vệ tôm khỏi các nguy cơ lây nhiễm bệnh hại từ bên ngoài. Bên cạnh đó, việc quản lý môi trường nuôi tôm trong các bể xi măng cũng dễ dàng hơn so với các bể đất truyền thống. Nuôi tôm trong bể xi măng cho phép người nuôi có thể kiểm soát và điều chỉnh các yếu tố như nhiệt độ, độ pH, độ mặn và nồng độ oxy hòa tan trong nước một cách hiệu quả.
Ưu điểm của phương pháp nuôi tôm trong bể xi măng
Sở dĩ nuôi tôm trong bể xi măng được nhiều người lựa chọn là vì nó mang lại nhiều lợi ích đặc biệt. Cụ thể thì nuôi trong bể xi măng có những ưu điểm như sau:
- Quản lý môi trường nuôi tôm một cách dễ dàng
Môi trường nuôi tôm trong bể xi măng có thể được điều chỉnh và kiểm soát dễ dàng. Người nuôi tôm có thể điều chỉnh mức nước, nhiệt độ, độ pH, ánh sáng,… để kiểm soát chất lượng nước một cách hiệu quả. Nhờ vậy mà tôm có thể sinh trưởng và phát triển trong điều kiện sống lý tưởng.
- Kiểm soát lượng thức ăn cho tôm một cách dễ dàng
Khi nuôi tôm trong bể xi măng, bạn có thể kiểm soát tốt lượng thức ăn cho tôm, tránh xảy ra tình trạng thức ăn bị dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước trong bể. Nhờ vậy mà chất lượng nước trong ao nuôi tôm được đảm bảo để tạo điều kiện nuôi tốt nhất cho tôm phát triển.
- Tiết kiệm không gian
Bể xi măng cho phép người nuôi tôm tận dụng không gian đất một cách hiệu quả. So với các ao hồ truyền thống, bạn có thể nuôi tôm trong bể xi măng xây trên mặt đất hoặc đào xuống đất. Đây là một cách giúp tiết kiệm diện tích nuôi tôm, đặc biệt là trong các khu vực có diện tích đất hạn chế.
- Giảm thiểu nguy cơ bệnh tật
Bể xi măng có thể dễ dàng vệ sinh và làm sạch, giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho tôm.
- Sản lượng tôm thương phẩm cao
Sản lượng tôm thu được cao
Bằng cách điều chỉnh các yếu tố môi trường như nhiệt độ, nồng độ oxy hòa tan và chất dinh dưỡng, người nuôi có thể tối đa hóa hiệu suất nuôi tôm trong bể xi măng. Điều này đồng nghĩa với việc sản lượng tôm thương phẩm được tạo ra cao hơn so với các phương pháp nuôi truyền thống.
Theo nhiều nghiên cứu thì tỷ lệ nuôi tôm nước ngọt ở trong bể xi măng đạt hiệu quả cao lên tới 95%. Tôm khỏe mạnh, lớn nhanh, phát triển tốt, rút ngắn thời gian nuôi và gia tăng lợi nhuận cho người nuôi.
- Dễ thu hoạch
Với bể nuôi xi măng, người nuôi tôm có thể thu hoạch tôm một cách dễ dàng, không lo bị thất thoát tôm như ao bùn đất.
- Là mô hình nuôi tôm bền vững, giúp tiết kiệm tài nguyên
Nuôi tôm trong bể xi măng giúp giảm thiểu tình trạng khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ví dụ như rừng ngập mặn, đồng thời giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường.
Chi tiết kỹ thuật nuôi tôm trong bể xi măng
Để quá trình nuôi tôm trong bể xi măng đạt được hiệu quả cao và an toàn, bạn có thể tham khảo kỹ thuật nuôi sau đây:
Chuẩn bị bể nuôi tôm
- Bể ương tôm phải có chiều cao tối thiểu từ 1,2m trở lên. Bên trong đó phải có các bể nhỏ để có thể ương tôm giống và xử lý nước.
- Bể cần được làm sạch và khử trùng bằng dung dịch Formol 500ppm để loại bỏ hết mùi xi măng cùng các loại vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh khác. Sau khi xử lý xong, hãy dùng bạt che phủ lại trong khoảng 3 ngày rồi rửa lại với nước sạch. Mục đích của những việc làm này là để tạo ra một môi trường sống tốt cho tôm sinh trưởng và phát triển.
- Trước khi cho vào bể nuôi tôm, nước cần phải được đưa qua bể lọc để loại bỏ các sinh vật tạp, rác rưởi, lá cây,…. Sau đó bón thêm khoảng 2 – 4kg canxi oxit cho 100m3 rồi xử lý bằng kali pemanganat 1 ppm, cuối cùng là dùng chlorine 25 – 30ppm để sục khí mạnh. Sau khi xử lý xong, nước sẽ có độ pH = 8.
Lưu ý là trong bể xi măng cần lắp thêm máy sục khí và hệ thống dẫn nước cấp, nước thoát ra ngoài.
Chọn tôm giống có chất lượng tốt, sạch bệnh
Chọn tôm giống chất lượng, sạch bệnh
Khâu chọn tôm giống chất lượng đóng một vai trò rất lớn trong việc quyết định đến hiệu quả của vụ nuôi. Người nuôi cần chọn tôm có kích cỡ đồng đều nhau, số tôm chênh lệch không được vượt quá mức 5%. Đối với tôm thẻ chân trắng, hãy chọn những con tôm có kích thước thân trên 10mm, vỏ mỏng, màu sắc tươi sáng, đầu thân cân đối và có đuôi tôm xòe ra. Bên cạnh đó, tôm cũng phải khỏe mạnh, bơi nhanh, không trầy xước và không có mầm bệnh.
Thả tôm giống vào trong bể xi măng
Trước khi thả tôm vào bể, người nuôi cần phải kiểm tra phản xạ và khả năng bơi lội của chúng. Mật độ ương tôm giống là khoảng 1.200 con/ m2. Sau đó sẽ san dần ra các bể khác khi tôm lớn dần và giữ ở mức 200 – 400 con/m2 là hợp lý nhất.
Quản lý thức ăn cho tôm
Có thể cho tôm ăn thức ăn viên công nghiệp chứa hàm lượng đạm từ 25 – 30% hoặc cho tôm ăn thức ăn chế biến như cám, tấm hoặc bột cá hấp chín ép thành viên. Thời gian cho tôm ăn nên là vào buổi tối vì đây là thời điểm mà tôm ăn mạnh nhất.
Mỗi ngày, người nuôi cần thực hiện việc theo dõi hoạt động ăn của tôm, khả năng bắt mồi và điều kiện môi trường sống để điều chỉnh lượng thức ăn sao cho phù hợp. Đồng thời bổ sung các khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa vào thức ăn theo định kỳ để tăng cường sức đề kháng cho tôm.
Cho tôm ăn từ 4 bữa một ngày theo nguyên tắc “ngày nhiều, đêm ít” với tỷ lệ là 6:4. Trong những ngày thời tiết nắng nóng, mưa nhiều, tôm đang trong quá trình lột xác,… hãy giảm lượng thức ăn từ 30 – 50% lượng thức ăn hàng ngày.
Kiểm tra, giám sát và phòng bệnh
Thường xuyên kiểm tra bể tôm xem có vấn đề bất thường nào không, đồng thời thay nước định kỳ để tôm phát triển khỏe mạnh. Sau 2 ngày đầu thì bổ sung thêm Artemia vào khẩu phần ăn của tôm.
Các chỉ tiêu môi trường cần phải được duy trì ổn định. Cứ cách 2 ngày thì đô nhiệt độ, độ pH 1 lần, độ kiềm, độ mặn thì đo ngày 1 lần, khí ammoniac, nồng độ oxy hòa tan thì đo 1 tuần/lần. Ngoài ra, người nuôi cần xử lý hóa chất, xiphong đáy ao và thay nước định kỳ. Đồng thời quan sát thường xuyên các hoạt động của tôm nuôi cũng như các biến động của môi trường để có hướng xử lý kịp thời.
Thu hoạch tôm
Tùy từng loại tôm mà thời gian thu hoạch tôm thương phẩm sẽ khác nhau. Ví dụ như tôm thẻ chân trắng thì nuôi 3 – 4 tháng là có thể thu hoạch được, còn với tôm càng xanh thì cần nuôi 5 – 6 tháng mới thu hoạch được.
Một số lưu ý cần nhớ khi nuôi tôm nước ngọt trong bể xi măng
Lưu ý khi nuôi tôm trong bể xi măng
Khi nuôi tôm nước ngọt trong bể xi măng, người nuôi cần phải cân nhắc và thực hiên có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo thành công trong vụ nuôi. Đó là:
-
Chọn vị trí xây bể và cách thiết kế bể
Vị trí xây bể phải là nơi có đủ nguồn nước ổn định để phục vụ cho suốt quá trình nuôi tôm. Bể xi măng nên được thiết kế sao cho dễ quản lý và dễ điều chỉnh các yếu tố trong môi trường nước. Đồng thời, bể phải đảm bảo được điều kiện về ánh sáng và có thể điều chỉnh mức nước phù hợp với nhu cầu của tôm.
-
Chuẩn bị nước ao nuôi
Lót đáy bể bằng bạt HDPE hoặc lớp cát, sỏi để có thể dễ dàng vệ sinh và tạo ra môi trường sống thuận lợi cho tôm. Bên cạnh đó phải đảm bảo nước nuôi tôm sạch và an toàn, tức là người nuôi phải xử lý nước trước để loại bỏ các chất độc hại, đồng thời duy trì chất lượng nước tối ưu trong suốt quá trình nuôi tôm.
-
Quản lý chất lượng nước
Thường xuyên theo dõi và điều chỉnh nhiệt độ, độ pH, độ mặn và hàm lượng oxy hòa tan trong nước. Sử dụng hệ thống lọc nước để loại bỏ các chất độc hại và duy trì môi trường nước trong bể sạch và an toàn cho tôm.
-
Quản lý thức ăn cho tôm
Cung cấp nguồn thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm và đảm bảo rằng tôm được cung cấp đủ dinh dưỡng. Trong quá trình nuôi, người nuôi cũng cần theo dõi sự tiêu thụ thức ăn của tôm và có những điều chỉnh về dinh dưỡng để đảm bảo tôm phát triển khỏe mạnh.
-
Giám sát sức khỏe và phòng ngừa các bệnh trên tôm
Theo dõi sự phát triển và sức khỏe của tôm thường xuyên để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh. Tiếp đó là thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh tật và kiểm soát sự lây lan của bệnh trong bể.
-
Bảo trì và vệ sinh bể nuôi
Thực hiện vệ sinh và bảo trì bể thường xuyên để giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh, đồng thời duy trì môi trường nước nuôi tôm sạch và an toàn. Ngoài ra, người nuôi cũng cần kiểm tra và sửa chữa các hư hỏng hoặc rò rỉ của bể để đảm bảo bể hoạt động bình thường và hiệu quả.
-
Kiểm soát mật độ nuôi
Kiểm soát mật độ nuôi tôm phù hợp với kích thước bể, tránh nuôi quá nhiều vì nó có thể là nguyên nhân khiến tôm chậm lớn, dễ mắc bệnh.
-
Quản lý sản xuất và tiếp thị
Theo dõi và đánh giá thực trạng sinh trưởng, phát triển của tôm trong bể xi măng để tối ưu hóa sản lượng. Đồng thời phát triển kế hoạch tiếp thị sản phẩm tôm để nó tiếp cận gần hơn với thị trường trong và ngoài nước, giúp tối đa hóa giá trị kinh tế từ tôm thương phẩm.
Với những chia sẻ vừa rồi, các bạn chắc cũng đã nắm được kỹ thuật nuôi tôm trong bể xi măng rồi đúng không. Để theo dõi thêm nhiều bài viết bổ ích để phục vụ cho các vụ nuôi tôm, các bạn hãy thường xuyên ghé thăm website dongachem.vn của chúng tôi nhé.