Ô nhiễm nguồn nước đang là một vấn đề toàn cầu được quan tâm. Bên cạnh các loại máy lọc nước hiện có thì chất làm trong nước cũng là một giải pháp hiệu quả. cùng  tìm hiểu 5 loại hóa chất làm trong nước được dùng phổ biến hiện nay.

 

 

1. Tìm hiểu chất làm trong nước là gì?

Trong thực tế, quá trình làm trong nước phức tạp và nhiều công đoạn, đòi hỏi trang thiết bị, kỹ năng, kinh nghiệm và hóa chất phù hợp. Chất làm trong nước là những hóa chất góp phần hiệu quả trong quá trình này.

Với nước cấp dùng sinh hoạt hàng ngày, để lọc trong nước cần kết hợp giữa thiết bị lắng, lọc như bể lắng, bình lọc,… với các hóa chất (trợ trắng, chất keo tụ)

Đối với nước thải, quá trình lọc trong nước cần kết hợp sử dụng hóa chất trợ keo tụ, thiết bị, bể lắng,…

Khi xử lý nước bể bơi, việc lọc trong nước là quá trình rất phức tạp do nước bể bơi luôn ở trong trạng thái đang sử dụng. Vì vậy bắt buộc phải tiến hành lọc nước theo đúng quy trình với liều lượng hóa chất được tính toán phù hợp.

2. 5 chất làm trong nước được dùng phổ biến hiện nay

Hóa chất làm trong nước tối ưu là chất có thể xử lý sạch nguồn nước và những vấn đề phát sinh mà ít ảnh hưởng tới môi trường ít nhất có thể. Dưới đây là 5 loại chất làm trong nước được ứng dụng phổ biến nhất hiện nay:

2.1 KAl(SO4)2 phèn chua

Kali alum hay còn có tên khác là phèn nhôm, phèn chua, có công thức hóa học là KAI(SO4)2. Chất này tồn tại dưới dạng tinh thể có màu trắng hoặc hơi vàng, kích thước các hạt tinh thể to nhỏ không đồng đều.

Phèn chua thường được ứng dụng làm hóa chất keo tụ để lọc trong nước. Người ta thường dùng chất này châm vào nước để tạo phản ứng kết tủa bông keo, từ đó làm lắng các hạt chất bẩn lơ lửng trong nước, kết tủa xuống đáy hồ. Kết quả giúp nước trong hơn, tinh khiết hơn. Lọc nước bằng phèn chua như sau:

  • B1: Hòa tan lượng phèn chua thích hợp vào gáo, trộn vào nước đục cần xử lý và khuấy đều

  • B2: Đợi 30 phút để cặn bẩn dần lắng

  • B3: Nước trong sau khi được đánh phèn hãy gạn rồi đưa vào các thiết bị chuyên dụng để lọc.

Phèn chua thường được ứng dụng làm hóa chất keo tụ để lọc trong nước

Phèn chua thường được ứng dụng làm hóa chất keo tụ để lọc trong nước

2.2 Vôi tôi CaO và vôi sống Ca(OH)2

Vôi tôi CaO khi tác dụng với nước tạo thành vôi sống Ca(OH)2. Hai chất này là hóa chất xử lý nước hiệu quả với giá thành tốt. Vôi tôi tồn tại ở dạng tinh thể bột, màu trắng và mịn. Vôi sống chưa lọc có chứa các hạt hydroxit canxi mịn, thường được gọi là “vôi sữa”. Sau khi lọc bỏ các cặn rắn sẽ thu được dung dịch Ca(OH)2 trong suốt, được gọi là “nước vôi trong”.

Với khả năng phản ứng với axit, ăn mòn nhiều kim loại có trong nước, vôi tôi và vôi sống có thể lọc sạch nước bằng cách kết tủa các chất bẩn có trong nước. Chúng như chất kết bông, chất keo tụ xử lý nước trong, từ đó loại bỏ các sinh vật, vi khuẩn đồng thời trung hòa mùi hôi khiến nước sạch hơn.

Sau khi lọc bỏ các cặn rắn sẽ thu được dung dịch Ca(OH)2 trong suốt, được gọi là “nước vôi trong

Sau khi lọc bỏ các cặn rắn sẽ thu được dung dịch Ca(OH)2 trong suốt, được gọi là “nước vôi trong

Lọc nước bằng vôi hiệu quả:

  • B1: Pha vôi với nước sạch để tạo dung dịch vôi có nồng độ 5-10%. Tỷ lệ pha 50g vôi/1m3 nước cần xử lý.

  • B2: Đổ dung dịch đã pha vào môi trường nước cần lọc.

  • Đợi khoảng 4-6 giờ để vôi thực hiện phản ứng lọc nước. Khi lọc xong các hạt kết tủa chất bẩn cặn sẽ lắng xuống đáy hồ.

Vôi tôi và các bản thể của chúng ít gây độc hại và tiết kiệm được chi phí cho người sử dụng. Vì thế chúng được áp dụng phổ biến trong đời sống.

2.3 Hóa chất PAC

Hóa chất PAC (Poly Aluminium Chloride) là loại phèn nhôm thế hệ mới, tồn tại ở polyme (cao phân tử) là chất làm trong nước với nhiều ưu điểm vượt trội. Chúng có thời gian keo tụ rất nhanh, ít làm thay đổi, biến động độ pH của nước, hiệu quả cao hơn các chất làm trong thông thường tới 4-5 lần. Khi sử dụng không cần hoặc cần rất ít chất hỗ trợ, cũng không cần các thao tác hay thiết bị phức tạp. PAC cũng không làm nước bị đục khi dùng thừa hoặc thiếu phèn. Những ưu điểm của PAC rất có ý nghĩa với quá trình xử lý lọc nước, vì chúng có thể lọc được cả nước đục ngay cả trong mùa lũ lụt trở thành nước sinh hoạt.

PAC dạng lỏng và dạng rắn

PAC dạng lỏng và dạng rắn

Hướng dẫn làm trong nước bằng hóa chất PAC:

  • Pha chế PAC thành dung dịch có nồng độ 5 – 10%, sau đó châm vào nguồn nước cần được xử lý

  • Liều lượng để xử lý nước mặt: 1-10 g/m3 PAC tùy theo độ đục của nước.

  • Liều lượng để xử lý nước thải: 20-200 g/m3 PAC tùy theo tính chất nước thải và hàm lượng chất lơ lửng.

  • Hàm lượng chuẩn sẽ được xác định trong thực tế tùy theo mỗi loại nước cần xử lý.

Hiện nay ở Việt Nam phổ biến hai loại hóa chất PAC ở dạng lỏng và dạng rắn. PAC dạng lỏng thường có màu nâu vàng, có thể bảo quản bằng việc đựng trong can nhựa hoặc chai. PAC dạng rắn ở thể bột, màu trắng ngà ánh vàng, có thể tan hoàn toàn trong nước. Ở điều kiện thông thường, người dùng có thể bảo quản bằng cách bao kín, để ở nơi khô ráo trong nhiệt độ phòng.

2.4 Phèn nhôm Al2(SO4)3

Phèn nhôm còn có cái tên khác là phèn đơn, nhôm sulfate với công thức hóa học là Al2(SO4)3. Đây là hóa chất phổ thông thường được bà con lọc nước từ xưa tới nay trong nuôi trồng thủy sản. Chúng tồn tại ở dạng tinh thể, có màu vàng đục hoặc trắng.

Khi thủy phân phèn nhôm sẽ tạo ra hydroxit có tác dụng lắng cặn và keo tụ các chất bẩn, khiến chúng co cụm lại thành các hạt lớn hơn, dễ bị mắc kẹt và kéo chúng lắng xuống đáy hồ. Từ đó làm trong nước.

Phèn nhôm có thể keo tụ và lắng cặn các chất bẩn

Phèn nhôm có thể keo tụ và lắng cặn các chất bẩn

Một vài lưu ý khi dùng phèn nhôm để lọc nước:

  • Tác dụng keo tụ của phèn nhôm chỉ phản ứng trong vùng pH hẹp, từ khoảng 6.2 – 8.5, ngoài vùng đó phèn nhôm không có hoặc ít tác dụng keo tụ

  • Nếu trong 1m3 nước ta dùng 1g phèn nhôm thì độ kiềm của nước sẽ đạt 0,5g/m3

  • Ví dụ lượng phèn dùng để lọc nước là 30g/mthì độ kiềm của nước sẽ được giảm sau khi lọc là 15g/m3 (15mg/l)

Al2(SO4)3 có thể mua ở bất kỳ hàng hóa chất nào vì rất phổ biến và ít độc hại.Tuy nhiên chúng không phải tối ưu nhất so với nhiều phương pháp lọc nước hiện nay. Khi sử dụng phải chú ý tới liều lượng nếu không phèn nhôm sẽ mất tác dụng. Bên cạnh đó chúng cũng phải dùng kèm với một vài chất trợ lắng để tối ưu hiệu quả xử lý nước.

2.5 Phèn sắt

Phèn sắt có công thức là Fe2(SO4)3, là muối kép của sắt (III) sunfat. Chúng tồn tại dưới dạng tinh thể không màu khi tinh khiết. Nếu hòa tan phèn sắt cùng nước, chúng sẽ có vết mangan

Phèn sắt có tác dụng làm keo tụ các chất bẩn. Chúng cho hiệu quả tốt nhất với nước có độ pH 5.0 – 11.0, rộng hơn so với phèn nhôm. Tuy nhiên do có màu vàng đục nên chúng ít được ứng dụng hơn các loại chất làm trong nước khác.

Phèn sắt tồn tại dưới dạng tinh thể không màu khi tinh khiết

Phèn sắt tồn tại dưới dạng tinh thể không màu khi tinh khiết

3. Địa chỉ cung cấp hóa chất làm trong nước PAC uy tín chất lượng

Công ty Cổ phần ở địa chỉ khu số 9, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ là đơn vị hàng đầu cung cấp hóa chất PAC. Với đội ngũ chuyên viên, kỹ sư được đào tạo bài bản và nhiều kinh nghiệm,  mang đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng được số lượng lớn nhu cầu về hóa chất PAC cho khách hàng.

Nếu bạn có nhu cầu mua hóa chất PAC hay thắc mắc về tỷ lệ và cách thức pha trộn cho hợp với chất lượng nước, hãy liên hệ với  để được tư vấn và giải pháp.

Trên đây là 5 loại chất làm trong nước phổ biến hiện nay được  tổng hợp lại. Hy vọng bài viết này của  sẽ giúp các bạn lựa chọn được cho mình các sản phẩm hóa chất phù hợp