Xử lý bề mặt kim loại là công đoạn quan trọng trong nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay. Chúng quyết định chất lượng lớp xi mạ, lớp sơn của sản phẩm và góp phần tăng độ bền cho kim loại. Cùng Đông Á tìm hiểu top 7 phương pháp xử lý bề mặt kim loại hiện nay trong bài viết dưới đây
Vì sao ta cần xử lý bề mặt kim loại
Xử lý bề mặt kim loại là công đoạn trước khi tiến hành phủ sơn hoặc xi mạ kim loại. Người ta loại bỏ hết các vết dầu mỡ, bụi bẩn, vết mốc, gỉ sét,… giúp lớp sơn và xi mạ được đều màu, sáng bóng và bền chặt hơn.
Các phương pháp xử lý có tính chất cơ hay điện còn có thể củng cố thêm chức năng tổng của thành phẩm. Nếu kim loại không trải qua công đoạn này sẽ có nguy cơ bị han gỉ do thấm nước. Kết cấu của kim loại sẽ dần bị phá hủy từ bên trong. Dưới đây là một số giải pháp xử lý bề mặt kim loại được ứng dụng phổ biến hiện nay.
7 phương pháp xử lý bề mặt kim loại phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có rất nhiều phương pháp xử lý bề mặt kim loại được thực hiện trong đời sống. Dưới đây là 7 phương pháp phổ biến nhất được Đông Á tổng hợp lại như sau:
Xử lý bề mặt kim loại bằng hóa chất axit HCl (axit clohidric)
Xử lý bề mặt kim loại bằng hóa chất axit clohidric (axit HCl) là giải pháp được ứng dụng khá phổ biến trong công nghiệp. Người ta sử dụng axit HCL hoặc dung môi hữu cơ để loại bỏ các vết dầu mỡ và rỉ sét trên bề mặt sắt và thép. Sau khi cán nóng thép trên băng, thép được đưa vào dây chuyền tẩy gỉ. Axit clohidric tẩy bỏ gỉ sét có trên băng thép cán nóng, và rửa sạch lại bằng nước. Hóa chất sau khi dùng vẫn có thể tái sử dụng tuy nhiên hiệu quả của chúng sẽ bị giảm đi với nồng độ kim loại nặng trong dung dịch cao hơn.
Đông Á đang là một trong những đơn vị uy tín cung cấp axit HCL 32% – 35%. Với quy trình nhập khẩu hóa chất khép kín và đội ngũ chuyên gia kinh nghiệm, chúng tôi mang đến sản phẩm axit HCL chất lượng, nồng độ phù hợp để xử lý bề mặt kim loại và giá thành cạnh tranh.
Đông Á đang là một trong những đơn vị uy tín cung cấp axit HCL 32% – 35%
Xử lý bề mặt kim loại bằng dụng cụ thủ công
Giải pháp xử lý bề mặt kim loại thủ công là một giải pháp phổ biến lâu đời. Các giải pháp này phù hợp với các xưởng cơ khí quy mô nhỏ, không có nhiều máy móc và xử lý với số lượng ít kim loại. Kết quả thu về từ giải pháp này là tương đối chứ không triệt để.
Sử dụng bàn chải sắt
Người ta dùng bàn chải sắt cọ xát lên bề mặt kim loại với lực mạnh để loại bỏ lớp cáu bẩn và gỉ sét. Phương pháp này cần nhân lực và tốn thời gian nhất định nhưng hiệu quả không quá cao. Bề mặt kim loại có thể không được xử lý đồng đều, có các vết xước hoặc bong tróc do thợ chà xát quá mạnh tay. Điều này ảnh hưởng tới nước sơn lót bước sau, khiến sơn không mịn, có độ bám dính kém
Kết hợp búa gõ với bàn chải sắt
Với những mảng gỉ sét kích thước lớn đóng cục, bàn chải sắt khó có thể loại bỏ. Khi đó người ta sẽ kết hợp thêm lực tác động từ búa gõ. Quá trình xử lý cần khéo léo vì gõ quá mạnh sẽ khiến bề mặt kim loại bị biến dạng.
Ngoài hai phương pháp này, các thợ cơ khí còn một số phương pháp xử lý khác như dao cạo, giấy nhám,… Tuy nhiên về độ hiệu quả đều ở mức tương đối, không thể xử lý các vết hoen ố đồng đều.
Người ta dùng bàn chải sắt cọ xát lên bề mặt kim loại với lực mạnh để loại bỏ lớp cáu bẩn và gỉ sét
Cách xử lý bề mặt kim loại bằng cơ khí
Bên cạnh giải pháp xử lý bề mặt kim loại bằng hóa chất và thủ công thì xử lý bằng cơ khí cũng là giải pháp được ứng dụng rộng rãi.
Dùng nhiệt
Người ta sử dụng một thiết bị cơ khí tạo nhiệt có khả năng đốt cháy (oxy, axetylen), từ đó loại bỏ hầu hết lớp sơn cũ, lớp cáu cặn, dầu mỡ, áo tôn, bụi,… bám trên bề mặt kim loại. Chúng rất hiệu quả với các lớp dầu mỡ, cáu bẩn và lớp sơn cũ nhưng kém hiệu quả trên lớp gỉ sét. Đặc biệt nếu chịu tác dụng của nhiệt quá cao hoặc quá lâu, kim loại có thể bị biến dạng.
Dùng máy mài đĩa cát
Người thợ sử dụng một loại máy chà gỉ sét có dạng đĩa mài với phần đĩa quay được đính dán các hạt nhám mài vào những vị trí có gỉ sét, vết bẩn để loại bỏ chúng. Máy đĩa mài này có kích thước nhỏ gọn bằng một chiếc máy khoan cầm tay, có thể sử dụng cho những vị trí góc cạnh khó xử lý trên bề mặt kim loại.
Máy đĩa mài này có kích thước nhỏ gọn bằng một chiếc máy khoan cầm tay
Phun cát ướt
Trộn hỗn hợp cát và nước sau đó phun dưới vòi áp suất cao để loại bỏ lớp sơn cũ dày và các mảng gỉ lớn. Đây là phương pháp an toàn với môi trường, không quá tốn công sức so với các giải pháp xử lý cơ khí khác mà lại xử lý được lượng lớn công việc trong một thời gian ngắn.
Phun cát khô
Người ta sử dụng một loại súng phun áp lực phun vào kim loại, bên trong súng phun là hỗn hợp các hạt sỏi nhỏ, đá, hạt cát (có kích thước khoảng 0.3 – 1.5 mm). Các hạt này đập mạnh vào bề mặt của kim loại với tốc độ cao, loại bỏ các chất dính cứng đầu, lớp gỉ và sơn cũ trên bề mặt. Phương pháp này được ứng dụng rất phổ biến hiện nay tại các xưởng. Chúng loại bỏ hoàn toàn các tác nhân như chất bẩn, vết gỉ,… đồng thời tạo nhám bề mặt tốt. Tuy nhiên nhược điểm của chúng là tạo ra lượng bụi rất lớn, gây ô nhiễm môi trường.
Quá trình phun cát xử lý kim loại
Sử dụng máy phun nước áp lực cao
Máy phun nước áp lực cao có thể loại bỏ các lớp cặn bẩn, gỉ sét trên kim loại với mức áp lực khoảng 1900 bar (gần 30.000 psi) nhanh chóng, an toàn với môi trường và an toàn với kim loại. Tuy nhiên nhược điểm của giải pháp này là chi phí mua máy khá tốn kém. Kim loại dễ bị oxy hóa do nước tại những vị trí khó phủ lớp sơn.
Xử lý bề mặt kim loại bằng giải pháp điện hóa
Để xử lý bề mặt kim loại bằng điện hóa, người ta kết hợp giữa hóa chất tẩy dầu điện và dòng điện để loại bỏ các cáu bẩn. Giải pháp này thích hợp với các sản phẩm kim loại có nhiều chi tiết nhỏ nhờ khả năng làm sạch sâu và chính xác.
Khi tiến hành phương pháp này, người ta dùng dòng điện một chiều áp vào giữa điện cực không hòa tan và các chi tiết kim loại cần làm sạch được đặt trong dung dịch điện phân là chất tẩy rửa và làm sạch. Các chi tiết kim loại cần làm sạch đóng vai trò như cực dương hoặc cực âm, tùy thuộc và vai trò của chúng ở quá trình điện phân.
Xử lý bề mặt kim loại bằng phương án mạ chân không
Xi mạ PVD hay còn gọi là xi mạ chân không là công nghệ xử lý bề mặt kim loại vượt trội được ứng dụng nhiều trong công nghiệp với số lượng kim loại lớn. Người ta phủ một lớp mạ mỏng lên kim loại trong môi trường chân không, cách ly với không khí và không để lẫn tạp chất. Vật liệu mạ chuyển từ dạng rắn sang thể hơi sau đó lại quay về thể rắn, hình thành lớp mạ phủ mỏng và đều. Phương pháp này khiến bề mặt kim loại bền và mịn đẹp hơn, lại không ảnh hưởng tới môi trường, an toàn cho người dùng.
Giải pháp xử lý bề mặt kim loại bằng công nghệ laser
Với các lĩnh vực công nghiệp lớn như hàng không, công nghiệp ô tô, đóng tàu, chế biến thực phẩm, công nghiệp điện tử, cao su, săm lốp,… Người ta sử dụng laser để xử lý bề mặt kim loại. Họ dùng các xung tập trung với cường độ cực mạnh và cực nhanh (tốc độ 1/1000s) bắn trực tiếp lên bề mặt kim loại. Công suất lớn của máy đánh bật tất cả các mảng bám hữu cơ trên bề mặt, bao gồm cả gỉ sét, cáu bẩn. Ngoài ra chúng cũng làm sạch các mối hàn, dầu cặn, mảng bám sơn,…
Tia laser xử lý gỉ sét kim loại trên từng chi tiết nhỏ
Trên đây là thông tin tham khảo về top 7 giải pháp xử lý bề mặt kim loại hiệu quả và phổ biến. Nếu bạn đọc muốn tham khảo thêm kiến thức về kim loại hãy truy cập website Đông Á để tìm hiểu thêm. Nếu bạn cần mua hóa chất axit HCL 32% hãy liên hệ với hotline Đông Á để được tư vấn chi tiết nhé.