Trong mùa mưa lũ, sự thay đổi đột ngột về môi trường nước ao nuôi tôm là điều chắc chắn sẽ xảy ra. Điều này có thể gây ra những ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của vụ nuôi tôm. Để kiểm soát ao nuôi tôm mùa mưa lũ, bà con hãy dành một chút thời gian để cùng theo dõi bài viết dưới đây của  nhé.

 

 

Tại sao phải kiểm soát ao nuôi tôm mùa mưa

Tại sao phải kiểm soát ao nuôi tôm trong mùa mưa lũ

Tại sao phải kiểm soát ao nuôi tôm trong mùa mưa lũ

Việc kiểm soát ao nuôi tôm trong mùa mưa rất quan trọng, bởi lẽ có một số vấn đề mà mùa mưa có thể gây ra ảnh hưởng đến việc nuôi tôm:

Sự thay đổi đặc tính của nước nuôi tôm

Vào mùa mưa, lượng nước trong ao nuôi tôm sẽ có những thay đổi đáng kể. Nó không chỉ làm tăng lượng nước trong ao mà còn gây ra nhiều thay đổi khác, đó là:

  • Làm giảm độ pH trong ao: Nước mưa có hàm lượng axit, đồng thời nước mưa cũng rửa trôi lượng phèn trong đất xuống ao. Kết quả là độ pH trong ao sẽ giảm thấp.
  • Nhiệt độ, độ kiềm, độ mặn của nước ao cũng giảm
  • Làm tăng độ đục của nước ao do nước mưa đã rửa trôi đất và mang đến lượng lớn bùn đất vào ao
  • Lượng nước mưa lớn cũng làm xáo trộn lớp bùn dưới đáy ao, gia tăng tích lũy các vậy chất hữu cơ.
  • Gia tăng lượng khí độc trong ao, ví dụ như khí NH3, NO2, H2S,…
  • Khi vào mùa mưa, lượng oxi trong nước ao nuôi bị giảm đi đáng kể do sự phân giải của các chất hữu cơ và do hiệu ứng kín ao. Điều này có thể gây ra tình trạng thiếu oxi trong ao khiến tôm bị ảnh hưởng đến vấn đề hô hấp.

Nguy cơ lũ lụt

Trong mùa mưa lũ, lượng nước tăng cao có thể làm tăng nguy cơ lũ lụt. Khi lũ lụt xảy ra, hệ thống áo nuôi có thể sẽ bị phá hỏng. Điều này sẽ khiến người nuôi tôm không chỉ mất mát tài sản mà còn có thể mất mùa.

Tăng nguy cơ nhiễm bệnh trên tôm

Môi trường ẩm ướt trong mùa mưa chính là điều kiện lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn, nấm mốc và các loại virus gây bệnh cho tôm. Hơn nữa, lượng mưa lớn cũng dẫn đến tình trạng sụp tảo trong ao nuôi. Tảo chết tích tụ dưới đáy ao chính là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh cho tôm phát triển.

Ảnh hưởng của mùa mưa lũ đến sức khỏe của tôm nuôi

Khi mùa mưa lũ xảy ra, tôm có thể sẽ gặp phải một số vấn đề như:

  • Tiếng ồn khi mưa lớn trong thời gian dài khiến tôm bị stress.
  • Tôm thường lột xác hàng loạt khi bị căng thẳng hoặc môi trường xung quanh bị thay đổi.Tôm sẽ không kịp cứng vỏ vì thiếu các khoáng chất cần thiết dẫn đến tình trạng hao hụt, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh xâm nhập và phát triển.
  • Tôm chán ăn, giảm ăn, thậm chí là bỏ ăn.
  • Mưa lớn cũng làm nhiệt độ trong nước ao giảm thấp, phân tầng nhiệt độ. Tôm sẽ di chuyển xuống đáy khu vực đáy ao vì ở đây có nhiệt độ ấm hơn. Tuy nhiên đáy ao lại là nơi tích tụ các thức ăn thừa, vật chất hữu cơ, khí độc gây hại cho tôm.
  • Sau khi mưa lớn kéo dài, hàm lượng khoáng chất trong ao tôm cũng suy giảm nghiêm trọng. Điều này sẽ làm tăng tỷ lệ mềm vỏ của tôm trong ao nuôi.

Biện pháp kiểm soát ao nuôi tôm mùa mưa hiệu quả

Để kiểm soát được ao nuôi tôm trong mùa mưa lũ, bà con hãy áp dụng các biện pháp dưới đây.

Ổn định nồng độ pH

Độ pH lý tưởng cho sự sinh trưởng, phát triển của tôm là 7,5 – 8,5. Tuy nhiên khi mưa xuống, nước nước mưa có tính axit cộng thêm quá trình rửa trôi phèn từ trên bờ xuống ao tôm đã làm cho pH trong ao tôm giảm. Vì vậy, bà con cần phải bón bón vôi trước và trong những trận mưa kéo dài.

Khi trời mưa, bà con hãy rải vôi dọc theo đường bờ ao với liều lượng 10 kg/100m2. Nếu độ pH trong ao thấp, hãy dùng vôi nông nghiệp CaCO3 với liều lượng 10 – 20 kg/1.000m3 nước ao, tùy giá trị pH đo được (chạy quạt nước để trộn đều nước), xử lý từ từ cho đến khi pH trở về khoảng thích hợp 7,5 – 8,5.

Đưa nồng độ pH về mức ổn định

Đưa nồng độ pH về mức ổn định

Kiểm soát độ kiềm nước ao

Với mỗi loài tôm thì lại có một khoảng độ kiềm thích hợp khác nhau, cụ thể là:

  • Tôm sú là 85 – 130 mg/l.
  • Tôm thẻ chân trắng là 100 – 150 mg/l.

Vào mùa mưa, độ kiềm này có xu hướng giảm xuống. Lúc này, bà con hãy dùng vôi Dolomite ngâm vào nước ngọt sạch. Sau 24 giờ thì tạt đều xuống ao, thời gian tạt là khoảng 8 – 10 giờ đêm. Với mức 1,655g vôi Dolomite /m3, độ kiềm sẽ tăng lên 1 mg/l.

Lưu ý với mỗi lần tăng độ kiềm, bà con chỉ nên tăng khoảng 10 mg/l. Việc tăng quá nhanh có thể khiến tôm bị sốc và làm giảm sức đề kháng của chúng trước mầm bệnh.

Đảm bảo độ sâu của nước trong ao ở mức phù hợp

Dù là mùa mưa hay mùa nóng thì mức nước trong ao cũng không nên quá sâu hoặc quá nông. Mức nước tối ưu nhất cho sự phát triển của tôm sẽ dao động trong khoảng từ 1,2 – 1,5m. Nếu mức nước trong ao vượt quá mức này, bà con cần phải xả bớt nước ở tầng mặt để duy trì mức nước trong ao, tránh làm thay đổi độ mặn đột ngột, tràn bờ hoặc vỡ cống bọng.

Tránh sự phân tầng nhiệt độ trong nước

Khi nhiệt độ trong nước ao nuôi vượt quá mức cho phép, tôm sẽ bị sốc, giảm sức đề kháng và có thể bị chết. Vậy nên khi trời mưa lớn, bà con cần bật quạt nước để duy trì mức nhiệt độ đồng đều trong ao, tránh sự phân tầng nhiệt độ, đồng thời bổ sung thêm oxy cho nước.

Bật quạt nước trong ao tôm

Bật quạt nước trong ao tôm

Đảm bảo độ màu cho nước

Khi mưa lớn trút xuống, các chất hữu cơ, hạt sét sẽ bị nước cuốn trôi xuống ao, đồng thời nền đáy ao cũng bị khuấy động khiến nước bị đục. Điều này sẽ làm hạn chế khả năng quang hợp của tảo, gây ra hiện tượng tảo tàn và khiến tôm thiếu oxy.

Đối với vấn đề này, bà con có thể dùng thạch cao với liều lượng 30kg/1000m2, thực hiện lặp lại 2 – 3 lần. Lưu ý là trước khi thực hiện việc này, bà con phải đảm bảo rằng độ kiềm trong nước phải trên 100mg/l thì mới sử dụng được. Sau khi nước giảm đục, bà con cần thực hiện gây màu tảo để tạo môi trường ổn định cho tôm phát triển.

Hạn chế các khí độc

Nếu phát hiện có khí độc trong ao tôm, bà con có thể rải trực tiếp muối hạt xuống đáy ao với liều lượng 10kg/1.600m2. Thưc hiện việc này vào lúc trời có nắng và lặp lại liên tục 2 – 3 lần, đồng thời bổ sung thêm canxi, photpho, vitamin C cho tôm ăn trong 1 tuần.

Kiểm soát lượng thức ăn cho tôm

Quản lý lượng thức ăn cho tôm một cách hợp lý

Quản lý lượng thức ăn cho tôm một cách hợp lý

Khi thấy trời có dấu hiệu sắp mưa, bà con cần giảm lượng thức ăn hoặc ngưng cho tôm ăn nếu thấy mưa đến gần. Sau khi mưa tạnh, việc cho tôm ăn có thể bắt đầu lại nhưng lượng thức ăn thì giảm xuống 30 – 50% so bình thường. Bởi lẽ các yếu tố môi trường sau cơn mưa đã thay đổi đột ngột và khiến tôm bị sốc, giảm ăn.

Ngoài các vấn đề trên thì trong mùa mưa, tôm cũng có thể bị mềm vỏ, khó lột xác do độ kiềm trong nước giảm thấp. Để khắc phục tình trạng này, bà con hãy dùng Dolomite liều lượng 10 – 20kg/1000m3. Việc xử lý cần được thực hiện từ từ cho đến khi độ kiềm trong nước đạt ngưỡng cho phép. Lúc này, bà con hãy cho tôm ăn thức ăn có chất lượng cao, có thể trộn thêm các loại vitamin C, vitamin tổng hợp, khoáng chất vào bữa chính hàng ngày.

Nói tóm lại, những sự thay đổi trong môi trường nước ao nuôi tôm mùa mưa có thể khiến tôm bị stress và làm giảm sức đề kháng của tôm với bệnh tật. Vậy nên việc kiểm soát ao nuôi mùa mưa là cực kỳ quan trọng để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh.