Vôi là một sản phẩm được sử dụng khá nhiều trong nuôi trồng thủy sản. Nó không chỉ giúp điều chỉnh độ pH mà còn giúp khử trùng, diệt khuẩn cho ao. Trong bài viết này,  sẽ giúp các bạn nắm được cách sử dụng vôi bột trong ao nuôi tôm.

 

 

Lợi ích của vôi bột trong ao nuôi tôm

Lợi ích của vôi bột trong nuôi trồng thủy sản là rất lớn

Lợi ích của vôi bột trong nuôi trồng thủy sản là rất lớn

Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng vôi bột trong ao nuôi tôm, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những lợi ích của nó. Việc sử dụng vôi bột trong ao nuôi tôm có nhiều rất nhiều tác dụng, trong đó phải kể đến các tác dụng sau đây:

  • Giúp làm tăng độ kiềm trong nước, từ đó kiểm soát và duy trì độ pH ổn định trong ao nuôi tôm ở mức 7.5 – 8.5.

  • Vôi có khả năng kết dính và kết tủa các chất độc hại trong nước ao tôm như ammoniac và hợp chất nito khác. Điều này giúp làm sạch nước và cải thiện chất lượng môi trường sống cho tôm.

  • Vôi cung cấp canxi và các khoáng chất giúp tôm có phát triển khỏe mạnh, tăng sức đề kháng.

  • Khi nước ao nuôi tôm bị nhiễm phèn, bà con cần sử dụng vôi để tăng độ pH và khử phèn.

  • Tăng độ kiềm, bổ sung khoáng chất và chất dinh dưỡng cho ao nuôi tôm, đặc biệt là những ao nước ngọt hoặc nước giếng.

  • Giúp làm giảm lượng khí cacbonic và cắt tảo trong ao tôm.

  • Sát trùng, diệt khuẩn cho những ao nuôi tôm đã qua sử dụng, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh do vi khuẩn và virus trong ao nuôi.

  • Vôi có thể làm giảm sự dao động nhiệt độ trong ao nuôi, giữ cho nước ở mức nhiệt độ ổn định và làm giảm nguy cơ stress cho tôm khi thời tiết biến đổi.

Các loại vôi thường được sử dụng trong ao tôm

Tùy vào tình trạng ao tôm mà người nuôi sẽ sử dụng loại vôi phù hợp. Dưới đây là một số loại vôi thường được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản:

Vôi sống (vôi nung)

Hình ảnh vôi sống

Vôi sống là loại vôi giúp tăng độ kiềm và điều chỉnh pH trong ao nuôi. Khi cho vôi này vào nước, nó sẽ toả nhiệt và làm tăng độ pH, độ kiềm lên rất nhanh.

Vôi sống được đánh giá là khá an toàn khi sử dụng ở ao khô, cải tạo ao ban đầu để tiêu diệt mầm bệnh.

Đá vôi (vôi nông nghiệp)

Đây là loại vôi phổ biến và thường được sử dụng trong các ao nuôi tôm. Bản chất của nó là đá vôi trắng có hàm lượng canxi cao từ 36 – 38%. Loại vôi này có màu trắng và không phân rã nhanh chong nước.

Vôi nông nghiệp được khai thác từ các nguồn khoáng sản tự nhiên như đá vôi hoặc từ san hô, vỏ sò nghiền nhỏ. Loại vôi này có thể được sử dụng để điều chỉnh độ pH và cung cấp canxi cho tôm trong ao.

Đá vôi được sử dụng trong trường hợp nước ao có độ pH < 7 và độ kiềm < 20mg/l. Ưu điểm của đá vôi là nó ít gây biến động cho môi trường hơn là những loại vôi khác.

Vôi ngâm nước (vôi tôi)

Vôi tôi có dạng cục hoặc đã nghiền thành bột có màu trắng, hút nước mạnh và tỏa nhiệt mạnh, có vị đắng, mùi hắc nồng. Loại vôi này có khả năng hòa tan nhanh chóng trong nước, giúp tăng độ kiềm và điều chỉnh đô pH trong nước. Loại vôi này thường được sử dụng để khắc phục trường hợp độ pH cực thấp < 4.5 và khi ao nuôi có dịch bệnh.

Ưu điểm

  • Bổ sung canxi, tăng độ kiềm và độ cứng cho nước ao tôm.

  • Giúp nâng cao sự ổn định của độ pH trong nước ao.

  • Hỗ trợ tiêu diệt mầm bệnh khi đánh vôi với liều cao tương đương với liều diệt khuẩn thông thường.

  • Vẫn có tác dụng hỗ trợ kiểm soát tảo và chất lượng nước khi trời mưa.

  • Hỗ trợ cải tạo đất phèn và nâng cao độ pH của đáy ao.

Dolomite (vôi đen)

Hình ảnh vôi đen

Hình ảnh vôi đen

Bản chất của vôi đên là khoáng phi kim tự nhiên, màu xám đen và không phân rã nhanh trong nước. Vôi đen thường được sử dụng để cân bằng độ pH và bổ sung khoáng, magie cho nước. Từ đó giúp tăng kiềm và bổ sung dinh dưỡng cho những ao thiếu dinh dưỡng và có độ kiềm thấp. Vôi đen thường được sử dụng cho những ao nuôi tôm lâu, chứa nhiều chất thải hữu cơ tồn dư ở dưới đáy ao.

Hướng dẫn cách sử dụng vôi bột trong ao nuôi tôm

Tùy vào mục đích và thời điểm của vụ nuôi mà cách sử dụng vôi bột trong ao nuôi tôm cũng có sự khác nhau. Cụ thể như sau:

– Nếu cải tạo ao nuôi, dùng vôi bột canxi cacbonat hoặc vôi tôi với liều lượng sử dụng là 10 – 15kg/100m2.

– Nếu dùng để ổn định độ pH, dùng vôi bột với liều lượng 1 – 2 kg/100m2, hòa tan với nước rồi tạt xuống ao.

– Nếu dùng để phòng bệnh cho tôm, định kỳ 10 – 15 ngày thì tiến hành bón vôi bột vào ao một lần, liều lượng từ 1 – 2 kg/100m2.

– Thời điểm sử dụng vôi để đạt hiệu quả tốt nhất sẽ là:

  • Buổi sáng sớm: Đây là thời điểm thích hợp nhất để sử dụng vôi bột vì lúc này, độ pH trong nước ao thấp. Tuy nhiên đây lại thường là thời điểm mà người nuôi ít đánh vôi.

  • Buổi trưa: Đây là thời điểm mà nhiệt độ nước ao tăng cao. Nếu đánh vôi xuống, độ pH sẽ tăng cao và gây hại cho tôm.

  • Buổi chiều: Khoảng thời gian từ 16h – 18h, khi mặt trời lặn và nhiệt độ giảm xuống, người nuôi có thể đánh vôi để bổ sung thêm khoáng. Nhờ đó mà tôm có thể hấp thu được khoáng chất tốt hơn, giúp tôm mau lột vỏ và vỏ nhanh cứng. Đây cũng là thời điểm đánh vôi giúp ổn định độ pH và ít gây ảnh hưởng đến tảo.

  • Buổi tối: Chỉ nên sử dụng vôi bột vào buổi tối khi có nhu cầu giảm CO2 hoặc cắt tảo.

Bón vôi xuống ao để tăng độ pH

Một vài lưu ý khi sử dụng vôi bột trong nuôi tôm

Vôi là một loại hóa chất được sử dụng phổ biến trong nuôi trồng thủy sản với tác dụng nâng độ pH, tăng độ kiềm, khử phèn đất và nước. Thêm vào đó, vôi còn có tác dụng diệt tạp, diệt khuẩn, giảm tảo và sát trùng đáy ao, giúp làm trong nước. Đặc biệt, đối với người nuôi tôm, vôi đóng vai trò tạo môi trường kiềm để tôm cứng vỏ nhanh hơn. Tuy nhiên để đảm bảo phát huy được hết những tác dụng này của vôi, người nuôi cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng vôi bột trong nuôi trồng thủy sản, đó là:

  • Sử dụng vôi đúng liều lượng đối với từng mục đích để đảm bảo hiệu quả, tiết kiệm và tránh những rủi ro không đáng có.

  • Không nên bón vôi quá nhiều hoặc bón quá thường xuyên vì nó có thể gây hại cho môi trường và ao nuôi. Việc bón quá nhiều vôi bột có thể làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng của tôm.

  • Vôi bột có khả năng thẩm thấu nhanh và phát huy hiệu quả. Tuyệt đối không dùng quá liều lượng, sai tỷ lệ vôi vì nó có thể phản tác dụng, không đem lại hiệu qủa, thậm chí là gây hại tới thủy sản.

  • Nên hòa vôi với nước trước khi bón vào ao để đảm bảo vôi đã tan đều và phân bố đồng nhất trong nước. Không nên bón vôi trực tiếp vào ao vì có thể làm gây bỏng cho tôm sống trong đó hoặc làm đáy ao bị cứng.

  • Nên bón vôi vào buổi sáng hoặc chiều mát để tránh gây sốc cho tôm trong ao. Không bón vôi vào buổi chiều hoặc tối vì nó có thể làm giảm nồng độ oxy hòa tan trong nước, gây nguy hiểm cho tôm.

  • Nên chọn loại vôi phù hợp với mục đích sử dụng và điều kiện của vuông tôm.

  • Nên kiểm tra kỹ nguồn gốc, chất lượng của vôi trước khi mua và sử dụng. Không nên mua các loại vôi không rõ nguồn gốc, không có nhãn mác rõ ràng hoặc có chứa các chất cấm sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

Trên đây là thông tin về cách sử dụng vôi bột trong ao nuôi tôm mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng những kiến thức này sẽ được các bạn ứng dụng hiệu quả trong các vụ nuôi tôm.